--> -->
Dòng sự kiện:

Cho rõ thôi mà!

22/12/2017 10:29

Chia sẻ
- Không phải chỉ có mấy trang báo mạng mới câu viu đâu nhé. - Bác nói vậy là sao? - Thì cái câu viu vào cả trường học rồi đó.
cho ro thoi ma Đúng là như thế!
cho ro thoi ma Rât, rất cần!
cho ro thoi ma Niềm tin

- Bác nói vậy chung chung quá. Nói thật với bác, ai, lĩnh vực nào mà chả muốn nhiều người biết đến. Vậy đâu chỉ có báo mạng câu viu, mà cái này là một nhu cầu không thể thiếu trong xã hội.

- Chú nói vậy không sai, dưng bản thân hai từ “câu viu” nó hàm ý sử dụng thủ thuật để lôi kéo sự chú ý của mọi người.

- Em đồng ý với bác, dưng thủ thuật nào đi nữa, nếu không sai, không quá đà mà được mọi người chú ý thì cũng tốt chứ sao bác.

- Tất nhiên rồi, dưng câu chuyện một trường PTTH ở Phú Thọ ra đề thi môn văn cho học sinh hóa thân vào hot gon Chi Pu kể về những cảm xúc trong ngày ra mắt MV “Từ hôm nay”, quả là có nhiều vấn đề đáng bàn.

-Về chuyện này, em đồng ý với bác đúng là gây nhiều tranh cãi. Về mặt “câu viu” bác nói là chuẩn. Như em đây giờ mới biết ở Phú Thọ có cái trường PTTH Hạ Hòa, rồi Chi Pu bỗng nhiên được nhắc đến dầy đặc trên mặt báo.

-Bỏ qua chuyện câu viu, tớ thấy đề thi này có phần lệch chuẩn. Văn học là nhân học, dạy văn là dạy người. Mà rõ ràng không nên khuyến khích học sinh, nhất là lứa tuổi đang bắt đầu định hình nhân cách sống, chạy theo những nhân vật ầm ĩ chuyện “ném đá” trong giới sô bít với nhiều thị phi.

-Dưng, ngay cái chuyện “ném đá” mà bác vừa nói cũng là một hiện tượng xã hội mà học sinh cũng cần nắm được. Đề bài mở, học sinh có thể ủng hộ, có thể phê phán, hoặc rút ra những kinh nghiệm trong cuộc sống.

-Đành là vậy, dưng rõ ràng với đề thi này tính giáo dục không cao, không phù hợp với lứa tuổi các em. Tớ đồng ý là nội dung hóa thân có trong chương trình học tập của các em. Song nhân vật hóa thân cần mang tính toàn diện, xét về lĩnh vực văn hóa, Chi Pu không phải là một nhân vật đại diện cho văn hóa, càng không phải là giá trị văn hóa để củng cố đời sống tinh thần cho học sinh.

-Đành rằng đề thi này còn đôi điều cần bàn như bác vừa phân tích, song theo em, học sinh hoàn toàn có thể viết về sự thất vọng, viết về mâu thuẫn nội tâm, hoặc động lực nào để vươn lên trước búa rìu của dư luận. Sứ mệnh của văn chương là đề cập đến mọi con người, mọi ngóc ngách của xã hội, với yêu cầu duy nhất về nghệ thuật là “viết như thế nào”, chứ không phải “viết cái gì”.

-Chú nói cũng có lý. Dưng bao nhiêu vấn đề trong xã hội thiết thực, gần gũi với lứa tuổi học sinh hơn, mang tính giáo dục cao hơn, như: Bạo lực học đường, chấp hành luật giao thông, quan hệ với gia đình, bè bạn, hiện tượng vô cảm…Nếu được đưa vào đề thi, tớ thấy thuyết phục hơn.

-Đó là những vấn đề ai cũng nhìn thấy, ai cũng thấy cần thiết. Chuyện Chi Pu là một ý tưởng ra đề em cho là mới. Cái mới bao giờ cũng có tranh luận. Và như thế sẽ làm phong phú hơn tư duy của học sinh.

-Tỷ như chuyện một trường ở Bà Rịa – Vũng Tàu ra đề cho học sinh bình luận từ việc xem một bức tranh, trong đó có cảnh một người gặp tai nạn, nhưng người đi qua nhìn thấy, người nói chắc không cần mình giúp, người lại nghĩ mình không giúp sẽ có người khác giúp… Như vậy rõ ràng sẽ đem đến cho học sinh một bài học về tình người, phản bác thói vô cảm giữa con người với con người. Tớ thấy rất hay.

-Đúng là rất hay, bởi bản chất của văn học là hướng tới chân, thiện, mỹ, với cái nhìn tổng thể từ mọi góc cạnh của xã hội. Em chỉ tiếc là câu trả lời báo chí của ông hiệu trưởng trường Hạ Hòa, trước hiện tượng đề văn hóa thân Chi Pu, rằng: Tôi không hiểu, vì không phải chuyên môn nên không bình luận.

-Vậy thì cũng đáng buồn thật, ông hiệu trưởng là phải bao quát hết mọi việc liên quan đến trường mà nói không hiểu, thì làm sao mà lãnh đạo được; vậy nên các ý kiến rầm rầm “ném đá” cái đề thi này cũng là phải.

-Thì anh em mình cũng phân tích thế cho rõ thôi mà bác.

Thiện Tâm

Công đoàn tích cực lan tỏa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trong suốt hành trình phát triển của đất nước, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường, là điểm tựa tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ công nhân, viên chức, lao động. Không chỉ dừng lại ở các khẩu hiệu tuyên truyền, việc học và làm theo gương Bác đã được Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội cụ thể hóa thành những phong trào thi đua, mô hình hay, việc làm tốt, gắn liền với nhiệm vụ chuyên môn và đời sống hằng ngày của đoàn viên.

Khuyến khích nghệ sĩ, vận động viên tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển năng khiếu cho học sinh

Trong bối cảnh năm học 2024-2025 đang bước vào giai đoạn nước rút, với hơn 22 triệu học sinh cả nước chuẩn bị kết thúc năm học và bước vào kỳ nghỉ hè, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg chỉ đạo trọng tâm về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm đủ biên chế giáo viên các cấp và tổ chức hiệu quả kỳ nghỉ hè cho trẻ em, học sinh.
Xem thêm