
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
15/04/2025 16:21
Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển Danh sách tên dự kiến 34 tỉnh, thành và trung tâm hành chính sau sáp nhập, hợp nhất |
Dẫn chứng nội dung trên để thấy rằng, kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ cụ thể hóa Nghị quyết số 60-NQ/TƯ của Trung ương về đồng ý chủ trương hợp nhất, sáp nhập các tỉnh, thành với số lượng, tên gọi sau sáp nhập cả nước còn 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương). Nếu được Quốc hội thông qua, tới đây có thể tên của một số địa phương không còn.
Ví dụ, theo Nghị quyết 60, 3 tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình sẽ sáp nhập làm một, tên tỉnh mới là Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Ninh Bình. Hoặc Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ hợp nhất đặt tên tỉnh là Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Việt Trì…
Từ một chủ trương lớn mang tầm chiến lược cả trăm năm, thời gian qua cũng như hiện nay, trên không gian mạng không ít người, thậm chí có cả thế lực thù địch “dựng chuyện”, công kích rằng việc bỏ tên một số tỉnh là chưa hợp lý, là tự xóa yếu tố văn hóa vốn hình thành cả hàng trăm năm…
Thực ra, nói như vậy mục đích không ngoài gì khác là câu view, lôi kéo một bộ phận người dân phản đối. Thế nên, dẫn câu chuyện của việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội năm 2008 với việc toàn bộ tỉnh Hà Tây… sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội để thấy rằng chủ trương sáp nhập, hợp nhất các tỉnh, thành phố không ngoài mục đích nào hơn là nhằm tinh giản bộ máy hành chính, đặc biệt tạo dư địa chí về không gian cho phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các địa phương.
Điều cần khẳng định, tên một số địa phương (tỉnh, thành) sau hợp nhất, sáp nhập sẽ không còn nhưng “hồn cốt” văn hóa của địa phương đó thì chẳng bao giờ mất. Chỉ khác nhau về tên gọi. Ninh Bình hay Nam Định, Phú Thọ hay Vĩnh Phúc cũng chỉ là tên gọi, còn văn hóa vùng, miền những “tế bào” tạo nên nền văn hóa Việt Nam thì mãi mãi trường tồn. Chèo Thái Bình, Quan họ Kinh Bắc… muôn đời vẫn vậy.
Điều cần nói thêm, 50 năm sau ngày thống nhất, nước ta đã nhiều lần sáp nhập, chia tách địa giới hành chính. Mỗi lần sáp nhập hoặc chia tách gắn với một tên gọi khác nhau. Ví dụ, Hải Hưng năm 1997 được chia thành hai tỉnh mang tên Hải Dương, Hưng Yên. Do đó, tới đây tỉnh Hải Dương sáp nhập, hợp nhất với thành phố Hải Phòng lấy tên Hải Phòng cũng là chuyện bình thường. Lâu dần sẽ thành quen. Điều quan trọng và cần nhấn mạnh một lần nữa, việc sáp nhập, đặt tên các đơn vị hành chính mới là vì đại cục, vì tầm nhìn trăm năm của đất nước chứ không nên vì tính cục bộ “địa phương”, vùng miền như một số thế lực rêu rao trên mạng xã hội mà cố tình xuyên tạc, gây mất đoàn kết trong nhân dân.
Đăng Hà

Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây

Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

LĐLĐ quận Long Biên: Tri ân người lao động bằng những phần quà thiết thực

Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Tự hào quá Việt Nam ơi!

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
