--> -->
Dòng sự kiện:

Ngành điện Thủ đô nhiều đổi mới sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

17/08/2023 16:55

Chia sẻ
Thủ đô Hà Nội thay đổi cả về lượng lẫn về chất sau 15 năm Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết của Quốc hội. Theo đó, đầu tư củng cố mạng lưới điện, nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công nhân viên ngành điện Thủ đô cũng được coi là tiền đề quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Linh hoạt, tiện lợi với các ứng dụng chăm sóc khách hàng của ngành điện Thủ đô Chung tay cùng ngành điện Thủ đô cắt giảm phụ tải trong các đợt cao điểm nắng nóng Đậm sâu những dấu ấn của ngành Điện Thủ đô sau 130 năm

Phát triển cả về lượng và chất

Tháng 8/2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Theo đó, tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn - Hoà Bình sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. Nghị quyết chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2008. Sự kiện mang tính lịch sử này đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi diện mạo một cách đáng kể đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong đó có ngành Điện của Thủ Đô.

Ngành điện Thủ đô nhiều đổi mới sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Thủ đô Hà Nội thay đổi cả về lượng lẫn về chất sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Anh Nguyễn Anh Tuấn - Đội trưởng Đội quản lý điện 1, Công ty Điện lực Thạch Thất có 19 năm công tác, gắn bó với ngành Điện chia sẻ, nhớ về thời gian ấy, năm 2004 khi mới về tiếp nhận công tác tại chi nhánh Điện Thạch Thất - thuộc sở Điện lực Hà Tây, thời điểm trước khi sát nhập, khu vực nông thôn của Hà Tây cũ hiện trạng lưới điện cũ nát, chất lượng điện áp chưa ổn định khiến cho công tác quản lý điện gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng tới nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Việc mất điện thì thường xuyên xảy ra, trong khi người dân không có phương tiện thông báo, do đó họ phải trực tiếp đến tổ điện để nhờ khắc phục. Đôi khi họ chỉ biết nhờ cậy những người quen là thợ điện như anh Tuấn. Luôn xuất hiện với chiếc đèn pin, cái thang tre, trên vai quàng chiếc túi “thần kỳ”, nhiệt tình hỗ trợ người quen xử lý các sự cố. Tôi vẫn nhớ khi tôi sửa lúc được lúc không, nhưng chắc chắn mỗi lần điện bừng sáng, là lại vui mừng vỗ tay reo hò như có hội.

Chuyện chữa điện “tự phát” như vậy chỉ còn trong ký ức. Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô năm 2008, ngành Điện đã hiện đại hơn rất nhiều, huyện Thạch Thất xóa sổ những đường dây điện chăng như mạng nhện, thay vào đó là triển khai cải tạo và phát triển lưới điện đáp ứng yêu cầu phát triển của các phụ tải và cấp điện phục vụ dân sinh, doanh nghiệp…

“Với chìa khóa công nghệ, các dịch vụ điện ngày càng phát triển giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng. Vì vậy, những người thợ điện như tôi ngày nào đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của một thời gian khó, nhường chỗ cho những người thợ điện Thủ đô hiện đại, hiểu biết, chuyên nghiệp, làm việc theo đúng quy trình, đúng phận sự, tròn trách nhiệm”, anh Tuấn bộc bạch.

Ngành điện Thủ đô nhiều đổi mới sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Hệ thống lưới điện khu vực ngoại thành ngày càng hiện đại hóa

Sau 15 năm, ngành điện đã không ngừng thay đổi, đầu tư cải tạo lưới điện khang trang hiện đại, ứng dụng công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Đồng thời, xây dựng và nâng cao hình ảnh người thợ điện Thủ đô chuyên nghiệp, văn minh, hiệu quả.

Viết tiếp tương lai

Vừa rồi, trong chuyến đi thực tế tìm hiểu về đời sống của một người thợ điện Hà Tây cũ, người chúng tôi gặp và có ấn tượng đặc biệt là ông Nguyễn Hữu Mạnh - Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty Điện lực Quốc Oai, người đã có 34 năm cuộc đời gắn bó với ngành Điện với những nghĩ suy, quan niệm rất nghiêm túc về cái nghề ông rất yêu mến và trân trọng.

Ông Mạnh chia sẻ, trước thời điểm sát nhập, Điện lực chỉ bán điện trực tiếp trên địa bàn 02 xã là thị trấn Quốc Oai và xã Đại Thành, các xã còn lại được cấp điện bởi các tổ chức ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tại thời điểm đó, hệ thống lưới điện của các thị trấn và các xã được xây dựng từ nhiều năm, các đường nhánh hạ áp, cột điện chủ yếu là cột tự tạo, có nhiều nơi sử dụng cột tre, dây dẫn nhiều chủng loại, có khu vực dây dẫn điện là dây trần, dây lưỡng kim, tiết diện dây dẫn nhỏ so với nhu cầu sử dụng điện năng… Điều này gây rất nhiều khó khăn mỗi lần thợ điện chúng tôi đi kiểm tra, phát hiện hoặc khắc phục sự cố của từng khu vực.

Ngành điện Thủ đô nhiều đổi mới sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Hệ thống lưới điện đáp ứng nông thôn mới

Nhưng sau khi sát nhập Thủ đô, lưới điện của huyện Quốc Oai luôn được quan tâm nâng cấp và đồng bộ hóa nhằm đảm bảo việc cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy cho kinh tế, chính trị xã hội của huyện. Đồng thời, cũng từng bước hiện đại hóa lưới điện bằng việc áp dụng tối đa các công nghệ hiện đại để tiến tới xây dựng lưới điện thông minh. Điều này cũng giúp cho tỷ lệ tổn thất trên lưới điện giảm sâu qua các năm.

Vẫn miên man trong suy nghĩ về cái nghề “làm dâu trăm họ” này, chúng tôi bắt chuyện với một nhóm công nhân với màu áo cam quen thuộc. Cho rằng đề tài này dễ bắt chuyện hơn cả, tôi hỏi một anh công nhân: “Anh này, người dân chắc là hay gây khó dễ, mắng chửi bọn anh mỗi khi mất điện hoặc tiền điện tăng cao vào cao điểm hè lắm phải không? Cũng phải thôi, các bác quen với việc cứ có sự việc gì xảy ra là xồng xộc đến nhà với thái độ không mấy nhã nhặn …”.

Câu hỏi chưa dứt thì tôi chợt chưng hửng khi nghe anh nói: “Không hề em nhé! Người dân rất tôn trọng và hợp tác, chuyện mâu thuẫn giữa thợ sửa chữa điện và dân là chuyện cũ lắm rồi em ạ. Giờ bọn anh đi làm rất vui vì bà con hiểu và tạo điều kiện lắm. Từ việc thu tiền điện tại nhà được xóa bỏ, đổi mới phương thức thanh toán; các dịch vụ điện trực tuyến, các ứng dụng chăm sóc khách hàng… ngành điện Thủ đô chuyển mình từ cung ứng sang dịch vụ. Thợ điện bây giờ cũng thường xuyên được đào tạo, bồi huấn công tác chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và tác phong chuyên nghiệp...”.

Ngành điện Thủ đô nhiều đổi mới sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Điện thắp sáng ban đêm phục vụ các cánh đồng trồng hoa trên địa bàn huyện Mê Linh (Ảnh tư liệu)

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, ngành điện Thủ đô đã có nhiều sự thay đổi và điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thành phố Hà Nội. Thời gian tới, thợ điện Thủ đô sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin bằng tinh thần phục vụ, trách nhiệm, sự tận tâm và sáng tạo để nâng cao chất lượng dịch vụ đem đến sự hài lòng tới khách hàng và cộng đồng xã hội.

Tuấn Minh

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm