--> -->
Dòng sự kiện:

Chống ngập từ quy hoạch và xây dựng

02/06/2022 09:03

Chia sẻ
Thời gian qua, tại Hà Nội, cùng với những con đường khang trang được mở ra là không ít những căn nhà bỗng dưng trở thành “hầm” hay nền nhà dân cao chênh vênh so với mặt đường cả mét. Cùng đó là tình trạng ngập úng cục bộ khi mưa lớn tại nhiều khu vực ngày càng gia tăng. Đây có thể coi là hệ lụy của việc sử dụng cốt nền thiếu sự giám sát.
Hà Nội: Phát huy thế mạnh công nghệ trong phòng chống mưa bão, úng ngập Đề xuất xây dựng hầm ngầm chống ngập kết hợp với cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch
Chống ngập từ quy hoạch và xây dựng
Tình trạng ngập úng cục bộ khi mưa lớn tại nhiều khu vực ngày càng gia tăng

Vài năm trở lại đây, khu tập thể 49 Nguyễn Khoái, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, cứ mưa là ngập. Mặc dù khu tập thể cũng đã được địa phương đầu tư tuyến cống chạy dọc theo khu, cũng như tiến hành nạo vét thường xuyên nhưng tình trạng này vẫn không giảm bớt, thậm chí còn có dấu hiệu trầm trọng hơn.

Theo ông Nguyễn Văn Hạng, Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư, khu tập thể 49 Nguyễn Khoái được hình thành từ những năm 1990, trước đây khu có đường cống thoát chạy thẳng hệ thống của Thành phố thì không bị ngập dù mưa lớn đến đâu.

“Sau này, các khu khác xây sau lại cao hơn, đường thoát nước chính của khu, chỗ thì bị xây lấy chiếm lấp đi, chỗ nhỏ hẹp dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát. Chúng tôi được biết quận Hai Bà Trưng cũng đã có kế hoạch cải tạo đường cống mới cho khu vực nhưng đã vài năm trôi qua vẫn không có tiến triển gì. Người dân giữa lòng Thủ đô nhưng thường xuyên phải chịu cảnh úng ngập dù trời mưa không to”, ông Hạng cho biết.

Theo lãnh đạo Xí nghiệp thoát nước số 3, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, để giảm bớt tình trạng ngập úng trong khu vực, đơn vị đã thường xuyên phải cắt cử cán bộ đến bơm cưỡng bức mỗi khi trời mưa lớn. “Đường cống quá hẹp lại chạy ngầm qua nhà dân nên nếu không có đường tiêu thoát khác được xây dựng thì tình trạng này vẫn còn tiếp diễn”, lãnh đạo Xí nghiệp Thoát nước số 3 thừa nhận.

Ngoài ra, theo khảo sát, tại Hà Nội, một số dự án chung cư mới cũng có cao độ nền cao hơn các khu vực dân cư lân cận. Thậm chí, tại một số tuyến đường mới được mở rộng, nhiều ngôi nhà từ trong ngõ được mở ra trở thành mặt phố. Hai bên đường, các hộ dân sau giải phóng mặt bằng cũng khẩn trương xây sửa lại nhà cửa để ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, tình trạng xây sửa nhà cửa hai bên đường hết sức tùy tiện, lộn xộn. Nhà thì quá cao, nhà thì lại như lọt thỏm so với bề mặt đường, những ngôi nhà khấp khểnh khiến tuyến đường tuy được mở rộng đẹp đẽ nhưng cảnh quan hai bên thì rất khập khiễng.

Tại quy hoạch chung thành phố Hà Nội, việc quản lý cốt nền xây dựng đã có quy định rõ ràng. Tuy nhiên, tại các quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng khu vực, dự án thì lại chưa được chú trọng, dẫn đến việc thực hiện mỗi nơi một kiểu.

Trước đây, các tuyến đường như Trần Khát Chân kéo dài, Xã Đàn, Lạc Long Quân… sau khi cải tạo, mở rộng cũng đã gặp phải vấn đề trên khiến dư luận bức xúc. Vấn đề ở chỗ, dù đã được thiết kế quy hoạch rõ ràng, được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép nhưng sau khi thi công, cảnh quan kiến trúc ở nhiều nơi vẫn lộn xộn, gây mất mỹ quan đường phố và khiến tình trạng ngập úng ngày càng trầm trọng.

Trên thực tế, tại khu vực trung tâm, người ta thường hay đổ lỗi do quy hoạch từ xưa để lại, thế nhưng ở những khu đô thị mới, tình trạng này cũng không khá hơn. Điển hình như các khu đô thị phía tây tại huyện Hoài Đức, quận Hà Đông, quận Bắc Từ Liêm… sau những cơn mưa lớn là lập tức bị chìm trong biển nước.

Điều này xuất phát từ hệ thống hạ tầng thoát nước của những khu vực còn yếu kém, chưa được kết nối đồng bộ giữa các khu vực với nhau hoặc chưa khớp nối vào hệ thống chung của toàn thành phố. Ngoài ra, việc không tuân thủ các quy chuẩn về cốt nền khiến các khu đô thị có nơi nền cao, có nơi nền thấp nên khi trời mưa lớn kéo dài, những nơi có cốt nền thấp trở thành vùng úng ngập bởi nguyên tắc nước chảy chỗ trũng.

Theo các chuyên gia đô thị, nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ việc buông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát, phối hợp, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan. Bên cạnh đó, việc quy hoạch cao độ nền và thoát nước đô thị chưa được chú trọng, đánh giá đầy đủ về điều kiện địa hình trong các khu dân cư.

Việc quản lý cốt nền thiếu sự đồng bộ, thống nhất chung nên xảy ra tình trạng tùy tiện xây dựng và bỏ qua quy định chung về sử dụng cốt nền đô thị. Chưa kể, sau khi quy hoạch, các công trình được cấp phép xây dựng mới vẫn dựa theo cốt nền cũ nên khi xây dựng thường xảy ra tình trạng nền nhà thấp hơn đường…

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng, giải pháp hàng đầu phòng chống thiên tai, ngập lụt trong công tác quy hoạch đô thị Hà Nội là chọn cao độ xây dựng khống chế cho đô thị chuẩn xác.

Về quy hoạch tổng thể thành phố Hà Nội, tại quy hoạch chung đã có quy định khung chia ra 4 khu vực lớn để khống chế cốt nền xây dựng. Tuy nhiên, tại các quy hoạch chi tiết cụ thể cho từng khu vực, dự án, lại chưa được chú trọng. Do đặc thù của Hà Nội là đô thị cải tạo, tái thiết đồng thời với xây dựng mới nên việc quản lý cốt nền xây dựng càng cần được quan tâm để có giải pháp đối với những vướng mắc./.

T.Dũng - K.Tiến

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm