--> -->
Dòng sự kiện:

Chủ động trước kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

14/08/2024 20:22

Chia sẻ
Năm học 2024 - 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều đổi mới về số môn thi, cấu trúc đề thi. Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội quyết tâm chuẩn bị thật tốt kỳ thi này.
Hà Nội: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 99,8% Cả nước có 10.878 điểm 10 thi tốt nghiệp THPT Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến diễn ra ngày 26 - 27/6/2025

Theo báo cáo tổng kết năm học 2023 - 2024 cấp THPT của Sở GD&ĐT Hà Nội, toàn Thành phố có 237 trường THPT với tổng số gần 303 nghìn học sinh và hơn 17 nghìn giáo viên. So với cùng kỳ năm học trước, cấp THPT của Thành phố tăng 5 trường với gần 27,3 nghìn học sinh.

Đây là năm thứ hai cấp THPT thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để triển khai. Tính đến hết tháng 5/2024, hơn 70% nguồn vốn dành cho mua sắm trang thiết bị dạy học đã được giải ngân.

Thí sinh Hà Nội tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Thí sinh Hà Nội tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của học sinh Thành phố năm 2024 tiếp tục có chuyển biến mạnh với 99,81% học sinh tốt nghiệp, tăng 0,25% và 5 bậc so với năm 2023 (từ vị trí thứ 16 lên vị trí thứ 11). 194 trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 100%. Hà Nội là địa phương có số bài thi điểm 10 nhiều nhất cả nước với 915 điểm 10...

Về nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với cấp THPT, Sở GD&ĐT Hà Nội đề ra 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông chất lượng, hiệu quả; phát triển mạng lưới trường lớp, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; đổi mới công tác quản lý; thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng.

Điểm lại những kết quả tiêu biểu của toàn ngành, trong đó có giáo dục cấp THPT năm học vừa qua, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nêu những thách thức đòi hỏi ngành GD&ĐT Hà Nội cần có giải pháp khắc phục. Đó là làm thế nào để giảm sĩ số học sinh/lớp, bảo đảm chỉ tiêu trường chuẩn quốc gia; làm thế nào để bảo đảm đủ giáo viên/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT (ở cấp THPT là 2,25 giáo viên/lớp); nâng chất lượng đời sống giáo viên và giảm khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền...

Nhấn mạnh về những nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các nhà trường đặc biệt quan tâm thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy học, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các nhà trường cần tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, chuẩn bị cho học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp THPT...

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng lưu ý các nhà trường quan tâm triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn trường học, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh.

T.P

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đây là chủ đề buổi tọa đàm “Đào tạo sau đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới” vừa được Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều khách mời, diễn giả và đông đảo các bạn sinh viên.

Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, trong năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Công đoàn Ngành Xây dựng và Công đoàn huyện Thanh Oai với tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, bài bản, khoa học, đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Ngày 9/5, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với việc tăng thuế với mặt hàng thuốc lá. Từ thực tiễn tại Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét để tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế thuốc lá.
Xem thêm