--> -->
Dòng sự kiện:

Chủ động ứng phó với cơn bão số 6 và nguy cơ mưa lũ sau bão

23/08/2017 07:35

Chia sẻ
Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ, ngày 22/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, cách Hong Kong khoảng 540km về phía Đông Đông Nam.
chu dong ung pho voi con bao so 6 va nguy co mua lu sau bao Bão số 6 sắp đổ bộ vào đất liền
chu dong ung pho voi con bao so 6 va nguy co mua lu sau bao Bão Tembin vào biển Đông, lũ lớn ở miền Bắc
chu dong ung pho voi con bao so 6 va nguy co mua lu sau bao
Vị trí và đường đi của bão. (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương)

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 11-12. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25 km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 23/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông trên vùng bờ biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 12-13. Cảnh báo, vùng nguy hiểm Bắc Biển Đông được xác định từ phía Bắc vĩ tuyến 18,0; phía Đông kinh tuyến 110,0, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua gió bão cấp 8-10, giật cấp 11-12.

Sóng biển cao từ 4-6m, biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 13 giờ ngày 24/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60 km/giờ), giật cấp 8.

Từ chiều tối 23/8, Vịnh Bắc Bộ có gió Tây Nam mạnh dần lên cấp 6, riêng phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ) từ gần sáng 24/8 có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8-9. Sóng biển cao từ 2-3 m, biển động. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam, Trung Quốc. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, từ chiều tối và đêm 23/8 đến 25/8 ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to; các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa to đến rất to.

Tổng lượng mưa 100-200 mm/đợt, riêng các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu 250-300 mm/đợt. Để chủ động ứng phó với bão số 6 và mưa lũ sau bão, đặc biệt là khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra mưa lớn kéo dài thời gian qua, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai-Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên, các tỉnh miền núi phía Bắc, các bộ, ngành, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Thông tin Duyên hải và các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến của bão, mưa lũ; tăng cường thời lượng phát sóng truyền tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và chủ động phòng tránh.

Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên, thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định từ phía Bắc vĩ tuyến 18,0; phía Đông kinh tuyến 110,0. Các địa phương theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu tại bến, nhất là khu vực neo đậu quanh các đảo; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng phải chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản tại các khu du lịch ven biển, trên các đảo, trên các lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản. Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh khẩn trương phân công cụ thể các thành viên trực tiếp chỉ đạo chính quyền cơ sở và người dân tổ chức rà soát ngay những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực hầm lò, khai thác khoáng sản và các khu vực thường xuyên bị lũ chia cắt để thông tin cảnh báo đến các đối tượng bị ảnh hưởng và triển khai các biệp pháp ứng phó phù hợp.

Các địa phương chủ động phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, đảm bảo an toàn về người và tài sản; bố trí lực lượng kiểm soát, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại tại các ngầm, tràn, đường ngập nước, đò ngang, đò dọc trường hợp xảy ra mưa lũ; Kiểm tra, rà soát phương án ứng phó, đảm bảo an toàn cho các hồ chứa xung yếu nhất là các hồ chứa nhỏ đã đầy nước.

Các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai căn cứ vào nhiệm vụ được giao, chủ động rà soát kế hoạch, phương án để đảm bảo an toàn cho người, cơ sở hạ tầng và sản xuất, môi trường, sức khỏe của người dân, cộng đồng trong khu vực bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ.

Các bộ, ngành tùy theo chức năng, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ; duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn./.

Theo Diệu Thúy/vietnamplus.vn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm