--> -->
Dòng sự kiện:

Chú trọng đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão

03/08/2019 21:24

Chia sẻ
Mới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản đề nghị các Sở Giao thông vận tải tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông mùa mưa bão năm 2019 trên hệ thống đường bộ địa phương. Theo đó, để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và ứng phó với mùa mưa bão các Sở Giao thông vận tải cần thực hiện các nội dung về phòng tránh, mất an toàn xảy ra khi mùa mưa bão đang đến gần.  
chu trong dam bao an toan giao thong mua mua bao Hà Nội: Triển khai ứng phó trong mùa mưa bão năm 2019
chu trong dam bao an toan giao thong mua mua bao Chú trọng quan tâm hạ tầng đường bộ mùa mưa bão
chu trong dam bao an toan giao thong mua mua bao Hà Nội: Thay thế cây gãy, đỗ do mưa bão sau 5 ngày

Cụ thể, đối với hệ thống đường tỉnh, đường khác được giao quản lý, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; triển khai quyết liệt công tác quản lý và phạm vi công việc bảo dưỡng thường xuyên, trong đó ưu tiên trọng tâm quét dọn vệ sinh trên mặt đường, mặt cầu, dặm vá ổ gà, sửa chữa khe co giãn hư hỏng, xử lý hằn lún vệt bánh xe, bạt lề khơi thông rãnh, cống thoát nước, cắt xén phát quang cây cỏ, dặm vá, sơn tim đường, lau chùi biển báo, tăng cường kiểm tra tình trạng các cầu nhất là sau các đợt lũ.

Các Sở phải kiên quyết xử lý vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang an toàn đường bộ, đặc biệt các vi phạm lấn chiếm lòng, lề đường; xây dựng lều quán, ki ốt bán hàng, dựng rạp để vật tư, hàng hóa trong phạm vi lòng, lề đường, taluy; xử lý dừng, đỗ xe trái quy định; mở đấu nối trái quy định.

Các Sở cần kiểm tra xử lý vi phạm thi công xây dựng trên đường đang khai thác; chấn chỉnh các chủ đầu tư, nhà thầu thi công không thực hiện đầy đủ biển báo hiệu, cọc tiêu, rào chắn, đèn tín hiệu ban đêm, chỉ dẫn giao thông; tuyệt đối không để xảy ra ùn tắc giao thông.

chu trong dam bao an toan giao thong mua mua bao

Dự báo mùa mưa bão năm 2019 có diễn biến phức tạp, bởi vậy công tác tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ là hết sức cần thiết. Ảnh: Đ.L

Cùng đó, các Sở phải tổ chức các đoàn, đợt kiểm tra trên toàn bộ các tuyến đường được giao quản lý theo các nội dung trên. Xây dựng các phương án, chuẩn bị vật tư, phương tiện thiết bị và bố trí cán bộ, lãnh đạo thường trực để thực hiện công tác đảm bảo giao thông, khắc phục kịp thời hư hỏng công trình đường bộ và tại các điểm hay xảy ra ùn tắc giao thông, đèo dốc để xử lý kịp thời, đảm bảo giao thông nhanh nhất.

Các Sở cũng cần tăng cường các biện pháp cảnh báo, tuyên truyền để các lái xe, đặc biệt là xe chở khách qua các khu vực đèo dốc, có ảnh hưởng của sương mù, trơn trượt tiềm ẩn mất an toàn giao thông. Rà soát, khắc phục các điểm đen về tai nạn giao thông trên đường bộ; tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành khai thác với các công trình hư hỏng xuống cấp có dấu hiệu không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng; khắc phục các hư hỏng, dừng khai thác các cầu, công trình không đảm bảo an toàn khai thác.

Các Sở phải chỉ đạo các nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ khơi thông cống, rãnh, bạt lề, đào, tạo rãnh xương cá thu nước mặt đường ra rãnh dọc. Đối với các vị trí cần thiết xây dựng rãnh, sửa chữa cống cần khẩn trương thực hiện.

Tổng cục cũng đề nghị các Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo UBND cấp huyện và cấp xã triển khai các nội dung nêu trên.

Về vấn đề tổ chức trực thông tin đường dây nóng, Tổng cục đề nghị các Sở Giao thông vận tải và các đơn vị phải công khai và thường trực số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin về vận tải, tai nạn giao thông nghiêm trọng, sự cố cầu đường, ùn tắc giao thông.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về Tổng cục Đường bộ Việt Nam; đồng thời báo cáo Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giao thông vận tải theo qui định. Khi có tai nạn giao thông nghiêm trọng, ùn tắc xảy ra, kịp thới báo cáo về Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông qua đường dây nóng.

Đ.L

Hà Nội: Nhiều ngành nghề tăng nhu cầu tuyển dụng

Theo dự báo của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thời gian tới, thị trường lao động Thủ đô có thể sẽ tăng trưởng chậm lại do tác động tiêu cực của nhiều yếu tố bất lợi về kinh tế - xã hội trong khu vực và trên toàn cầu. Mặc dù vậy, một số ngành như y tế - chăm sóc sức khỏe; công nghệ thông tin; dịch vụ du lịch, lữ hành vẫn tăng nhu cầu tuyển dụng.

Đề xuất cử cán bộ Công đoàn chuyên trách cấp tỉnh xuống xã, phường

Tham gia thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhất trí cao với quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động; đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về Công đoàn.

Vì sao Hà Nội, Hưng Yên sẽ vượt chỉ tiêu nhà ở xã hội được giao năm 2025?

Ngày 27/2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 444 giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, năm 2025 thành phố Hà Nội phải hoàn thành 4.670 căn hộ. Còn tỉnh Hưng Yên năm 2025, được Thủ tướng giao phải hoàn thành 1.750 căn hộ. Đến nay, theo báo cáo của Bộ Xây dựng cả hai địa phương này đều sẽ hoàn thành vượt chỉ tiêu mà Thủ tướng giao trong năm nay.

AFF Cup 2026 có thay đổi lớn: Lần đầu tiên thi đấu vào mùa hè

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á - AFF Cup 2026 sẽ đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi lần đầu tiên được tổ chức vào mùa hè, thay vì diễn ra vào cuối năm như thông lệ. Giải đấu dự kiến khởi tranh từ 25/7 đến 26/8/2026, ngay sau khi Vòng chung kết World Cup 2026 kết thúc.
Xem thêm