--> -->
Dòng sự kiện:

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

17/04/2025 17:50

Chia sẻ
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Tăng lương tối thiểu cần phải phù hợp với chi phí sinh hoạt

Ngày 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Theo báo cáo của Chính phủ, việc điều chỉnh mức lương cơ sở tăng từ ngày 1/7/2024 đã cơ bản cải thiện được đời sống người hưởng lương và phụ cấp, trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, góp phần ổn định xã hội.

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý cải cách tiền lương là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải cân nhắc nhiều yếu tố kinh tế - xã hội, chính trị. Theo Chủ tịch Quốc hội, chúng ta xây dựng hệ thống lương trên cơ sở minh bạch và công bằng. Bởi vậy, mất nhiều thời gian để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị quan tâm tăng lương tối thiểu cần phải phù hợp với chi phí sinh hoạt. Đồng thời cần khuyến khích trả lương theo hiệu suất công việc, áp dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu suất rõ ràng để thưởng, để tăng thúc đẩy việc làm.

Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu thời gian tới cần tính đến việc giảm phụ thuộc vào phụ cấp; đảm bảo tăng quyền lợi của người lao động trong đơn vị Nhà nước, trong các doanh nghiệp sao cho hài hòa, hợp lý. Đồng thời nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia.

Về nguồn lực tài chính trong Báo cáo của Chính phủ về thực hiện cải cách tiền lương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, phải gắn cải cách tiền lương với cải cách tài chính công và tăng trưởng kinh tế bền vững. Vì vậy, cần triển khai từng bước thí điểm ở một số ngành hoặc khu vực khi áp dụng rộng rãi.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, trong điều kiện đất nước ta còn nhiều khó khăn, đợt tăng lương, điều chỉnh lương năm 2024 vừa qua là một thành tựu rất đáng ghi nhận và được cán bộ, đảng viên, nhân dân và những người hưởng lương, kể cả đối tượng chính sách lương hưu đánh giá rất cao. Báo cáo của Chính phủ cơ bản đã thể hiện được nội dung này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, qua tiếp xúc cử tri ở các địa phương, nhân dân và cử tri cũng đánh giá rất cao, những người hưởng lương rất ủng hộ, rất hoan nghênh. Do đó, Báo cáo cần đánh giá kỹ hơn về thành tựu này.

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Quốc hội

Chưa đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở

Phát biểu tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thời gian tới sẽ phối hợp với cơ quan chức năng đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, từ đó có giải pháp căn cơ cho việc thực hiện chiến lược tiền lương lâu dài.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 1 với các bộ, ngành Trung ương và cơ quan chuyên môn của hệ thống chính trị, sẽ có báo cáo số liệu cụ thể. Hiện nay, Bộ Nội vụ đang hướng dẫn các địa phương thực hiện giai đoạn 2, áp dụng các chính sách tại Nghị định 178, Nghị định 67, Nghị định 177. Đồng thời, Bộ Nội vụ đang tham mưu để có chính sách với cán bộ hoạt động không chuyên trách.

“Năm 2026 tập trung hoàn thiện toàn bộ hệ thống thể chế, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chúng tôi chưa dám đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.

Đến thời điểm này, chưa có căn cứ, cơ sở, vì còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế đất nước năm 2025, mà như dự báo đang diễn biến rất khó khăn”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ.

Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận nỗ lực của Chính phủ đã cụ thể hóa và tích cực triển khai các nội dung về cải cách chính sách tiền lương khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp người có công và trợ cấp xã hội theo Nghị quyết 142 của Quốc hội.

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận nội dung thảo luận. Ảnh: Quốc hội

“Trong 4 lần điều chỉnh lương đối với khu vực công từ khi có Nghị quyết 27 đến nay, đây là lần điều chỉnh có mức tăng cao nhất và thực hiện tăng đồng bộ cho tất cả các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách, mang lại sự phấn khởi trong nhân dân, cán bộ, đảng viên về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ.

Quá trình triển khai gần 1 năm đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu của Trung ương và Quốc hội, nhất là trong bối cảnh tập trung cao độ cho việc ưu tiên thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung số lượng rất lớn các văn bản pháp luật, tạo lập khung khổ pháp lý để thể chế hóa kịp thời các nghị quyết của Trung ương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất nội dung này sẽ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9. Để bảo đảm đầy đủ thông tin báo cáo Quốc hội xem xét, cho ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra, các cơ quan tham gia thẩm tra để bổ sung, hoàn thiện Báo cáo.

Trong đó, lưu ý rà soát, cập nhật thông tin, số liệu để đảm bảo tính chính xác và thống nhất; tiếp tục rà soát, bổ sung những kết quả, những bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, làm rõ nguyên nhân và có những đề xuất, kiến nghị, giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Đồng thời, dự báo những khó khăn, thách thức trong việc thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW trong bối cảnh sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới...

Phương Thảo

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm