
Chùa Láng – Chốn thiền tâm giữa lòng Hà Nội
04/12/2019 17:00
![]() | Huyền tích về ngôi chùa gắn liền với 2 vị vua nổi tiếng của Việt Nam |
![]() | Chùa Bà Đanh - Chốn thanh tịnh giữa lòng Hà Nội |
Chùa Láng xây dựng từ đời Lý Anh Tông. Chùa có cảnh quan đẹp, được miêu tả rõ trong tấm bia có niên đại Thịnh Đức thứ tư (1656): “Thật là danh lam bậc nhất, thế gian không có chùa nào sánh kịp. Khí tốt phượng thành bên hữu tỏa khắp, dòng sông Tô Lịch bên tả lượn vòng, Nhị Hà nghìn dặm quanh kinh đô uốn khúc, như rồng xanh lớp lớp chầu về, Tản Viên dãy núi đầy khí đẹp hướng vào, như hổ trắng đàn đàn đến họp”.
Trong chùa có 198 pho tượng lớn nhỏ, tiêu biểu là tượng Lý Thần Tông (1128 – 1138) ngồi trên ngai vàng và pho tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây phủ sơn bên ngoài.
Chùa Láng còn có 15 tấm bia đá, nổi bật là tấm bia đá xanh có niên đại Thịnh Đức thứ tư (1656) cao 1,4 mét, rộng 0,8 mét. Trán bia có hoa văn lưỡng long chầu nguyệt, hai diềm bia chạm phượng chầu hoa sen và hai tiên nữ với đôi cánh rướn bay lên trời xanh. Tấm bia này xứng đáng được coi là một kiệt tác điêu khắc nghệ thuật đá thời Lê.
Hàng năm, Hội chùa Láng được tổ chức để tỏ lòng biết ơn tới Thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông. Hội chùa Láng được mở cùng ngày với hội chùa Thầy – nơi tu hành của đức thiền sư tức là ngày 7/3 âm lịch. Tương truyền, đó là ngày sinh cùa Thiền sư Từ đạo Hạnh vị thánh của làng Láng, người được dân làng thờ phụng tại ngôi chùa này.
![]() |
Cổng tam quan chùa Láng |
Ngày mồng 5 bắt đầu hội, kiệu thánh được rước lên chùa Nền để ông thăm lại nơi chào đời. Ngày hôm sau lại rước thánh xuống chùa Tam Huyền ở làng Mọc để thăm cha. Hai ngày này chỉ rước bát hương mà không rước tượng. Tối mùng 6, tượng ngài trong chùa Cả được rước ngự tại nhà bát giác để thánh xem 10 cô gái xiêm y lộng lẫy hát múa. Mùng 7, chính hội có đám rước lớn có hai lá cờ tiết mao đi đầu. Nối theo là hai hàng chiêng trống. Có cả con đĩ đánh bồng và long đình gồm rất nhiều cờ, quạt, lọng, phướn theo sau.
Nói về lễ hội chùa Láng, thực chất, đây là lễ hội mùa xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch, Hà Nội trước kia, nên có những nét khác lạ. Từ chùa ra tới đường cái đám rước đi rất chậm, ra đến cổng làng thì mới nhanh dần. Vừa có lễ dành cho thánh, vừa có lễ dành cho Phật, lại vừa có lễ dành cho thiên tử tượng trưng cho 3 kiếp hoá của Từ Đạo Hạnh.
Cái độc đáo làm nên nét riêng của lễ hội là hình thức trình diễn đấu thần. Tới cửa chùa Thánh Tổ (thờ Đại Điên) đám rước dừng lại, pháo lệnh nổ vang, rồi tiếp đó hàng loạt pháo thăng thiên và pháo chuột được đốt phóng sang chùa Thánh Tổ, sang chỗ kiệu Đại Điên đang núp. Đúng chính ngọ (12 giờ trưa) đám rước thật nhanh đi về chùa Cả.
Theo tài liệu ghi chép lại, trước đây, hội Láng không phải tổ chức hằng năm, mà cứ phải mươi, mười lăm năm một lần nhất là vào những lúc mưa thuận gió hoà, những khi vận hội thanh bình, nhà nhà no ấm và diễn ra trong 10 ngày, được các làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch cùng đứng ra tổ chức. Song, hiện nay, hội được tổ chức gọn trong 3 ngày, từ ngày 6 đến 8/3 âm lịch, chính hội là ngày 7/3 âm lịch.

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Không khí lạnh tăng cường, Bắc và Trung Bộ mưa lớn, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

Huyện Phúc Thọ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy, nghi vấn tài xế sử dụng rượu bia

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C
