--> -->
Dòng sự kiện:

Chương trình sữa học đường TP. Hồ Chí Minh mở rộng đến 24 quận, huyện

10/11/2020 15:35

Chia sẻ
Chương trình Sữa học đường TP Hồ Chí Minh đã được thực hiện thí điểm Giai đoạn 1 trong năm học 2019-2020 (từ 11/2019 đến 10/2020). Nhận được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh và cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em, từ tháng 11/2020, chương trình sữa học đường TP Hồ Chí Minh sẽ được mở rộng phạm vi ra 24 quận huyện với khoảng 3.600 trường mầm non và tiểu học thuộc diện được thụ hưởng.
Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam, thuộc top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm "chinh chiến" ở nước ngoài?
Chương trình sữa học đường TP. Hồ Chí Minh mở rộng đến 24 quận, huyện
Chương trình Sữa học đường TP Hồ Chí Minh được triển khai trên 24 quận huyện từ tháng 11/2020

Vừa qua, khoảng 1.600 đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục, đại diện ban giám hiệu của các trường mầm non và tiểu học đã cùng tham dự Hội nghị tập huấn chương trình Sữa học đường giai đoạn 2, do Sở giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh và Vinamilk phối hợp tổ chức. Buổi tập huấn cung cấp kiến thức, thông tin, ghi nhận và giải đáp nhiều câu hỏi của đại diện các phòng giáo dục, trung tâm y tế và nhà trường về cách thức đảm bảo việc triển khai chương trình Sữa học đường an toàn và hiệu quả.

Chương trình sữa học đường TP. Hồ Chí Minh mở rộng đến 24 quận, huyện
Đông đảo lãnh đạo các phòng giáo dục, thầy cô tham dự buổi tập huấn

Tại buổi tập huấn, ông Trịnh Duy Trọng, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, Sữa học đường là một chương trình nhân văn, do đó lãnh đạo Thành phố cũng như lãnh đạo Ngành giáo dục rất quan tâm tổ chức. Trong giai đoạn 1, Thành phố đã thí điểm tại 10 quận, huyện, nay tiếp tục mở rộng triển khai trên 24 quận, huyện, với mong muốn có sự chăm lo tốt hơn về dinh dưỡng của các em học sinh, đặc biệt là các em ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học lớp một.

Theo đó, bắt đầu từ ngày 10/11, chương trình sẽ chính thức triển khai đến các em học sinh mầm non và tiểu học lớp 1 tại gần 3.600 cơ sở giáo dục trên toàn địa bàn TP Hồ Chí Minh với sản phẩm sữa cung cấp là sữa tươi tiệt trùng theo quy định của Bộ Y tế, 5 ngày/tuần, mỗi ngày một hộp 180ml. Vinamilk là công ty được lựa chọn cung cấp sữa và triển khai chương trình trong giai đoạn 2 này thông qua quá trình đấu thầu công khai, minh bạch. Đơn vị này cũng đã chứng minh được năng lực triển khai trong giai đoạn 1.

Chương trình sữa học đường TP. Hồ Chí Minh mở rộng đến 24 quận, huyện
Bác sĩ dinh dưỡng của Vinamilk cùng các giáo viên thực hành gấp vỏ hộp sữa trong lớp tập huấn.

Ghi nhận ý kiến từ Ban giám hiệu các trường thuộc 14 quận mới sẽ triển khai trong giai đoạn 2, chương trình Sữa học đường TP Hồ Chí Minh được đông đảo phụ huynh đón nhận. “Đây là lần đầu tiên nhà trường triển khai. Trước đó, trường cũng có nghe Sữa học đường tổ chức ở nhiều tỉnh, thành và mong muốn các em của trường cũng được uống sữa khi đến lớp. Nguồn dưỡng chất có trong sữa sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về thể chất, trí não. Vào ngày 10/11, gần 600 học sinh bán trú của trường sẽ được uống Sữa học đường”, cô Lý Thị Mai Hương, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trương Công Định (quận 6) cho biết.

Chương trình sữa học đường TP. Hồ Chí Minh mở rộng đến 24 quận, huyện
Nhiều câu hỏi của đại diện các phòng giáo dục và các trường đã được Vinamilk giải đáp tại buổi tập huấn.

Cô Phạm Thị Ngôn, Hiệu trưởng trường Mầm non Rạng Đông 11A (quận 6) chia sẻ thêm rằng nhà trường đã tiến hành khảo sát ý kiến của phụ huynh học sinh về chương trình Sữa học đường và nhận được sự đồng thuận cao của các phụ huynh vì ý nghĩa của chương trình và uy tín của công ty cung cấp sữa. Nhiều phụ huynh vẫn tiếp tục đăng ký cho con uống sữa tại trường, dự kiến số lượng sẽ còn tăng thêm.

Chương trình sữa học đường TP. Hồ Chí Minh mở rộng đến 24 quận, huyện
Giáo viên trường Tiểu học Thị trấn Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) hướng dẫn cho học sinh uống sữa học đường đúng cách vào tháng 6/2020.

Tương tự như giai đoạn 1, chương trình Sữa học đường lần này cũng được triển khai theo hình thức xã hội hóa, nhà nước hỗ trợ 30%, công ty Vinamilk hỗ trợ 20%, phụ huynh chỉ phải đóng 50% chi phí, tương đương hơn 15.000 đồng mỗi tuần để con được uống sữa mỗi ngày tại trường. Với những học sinh thuộc diện nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố, học sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập đang học tại các trường thực hiện đề án, các em sẽ được hỗ trợ chi phí uống sữa 100% với kinh phí từ Ngân sách Thành phố (50%) và Vinamilk (50%).

Giai đoạn 1 từ tháng 11/2019 đến tháng 10/2020, khoảng 1.600 trường mầm non, tiểu học tại 10 quận, huyện TP Hồ Chí Minh (quận 9, quận 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và Bình Chánh) đã tổ chức cho học sinh uống sữa học đường. Đây là những trường thuộc quận, huyện ngoại thành tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều dân nhập cư.

Chương trình sữa học đường TP. Hồ Chí Minh mở rộng đến 24 quận, huyện
Giáo viên trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2 (TP Hồ Chí Minh) hướng dẫn các em làm đồ chơi từ vỏ hộp sữa đã uống.

Trong thời gian triển khai, mặc dù bị gián đoạn do Covid-19, nhưng nhiều trường cùng đơn vị cung cấp sữa Vinamilk không ngừng nỗ lực để các em được uống đầy đủ mỗi ngày khi đến trường. Đến nay, hơn 14,4 triệu hộp sữa đã được trao đến hơn 100.000 học sinh thuộc diện thụ hưởng.

Ngoài TP Hồ Chí Minh, chương trình Sữa học đường quốc gia hiện đang được triển khai tại 25 tỉnh thành khác trên cả nước như Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Vĩnh Long... với những kết quả tích cực bước đầu đáng ghi nhận.

PV

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm