--> -->
Dòng sự kiện:

Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

23/07/2024 16:11

Chia sẻ
Là một trong những huyện đi đầu của thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế nông nghiệp, Đan Phượng đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng và nổi tiếng là địa phương có nhiều nông sản thương hiệu tốt. Để đạt được kết quả như vậy, nhiều năm qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng liên tục đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp, nâng cao nhận thức cho nông dân, đổi mới tư duy sản xuất từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền” Huyện Đan Phượng biểu dương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

Hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu

Trước hết, Hội đã thực hiện tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện tốt chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân; tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; tích cực tham gia giữ gìn môi trường nông thôn, tuyến phố văn minh, đoạn đường tự quản. Chủ động phối hợp thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, Hội đã phối hợp các ngành để hướng dẫn thủ tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu 4 sản phẩm và tham gia đánh giá Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đó là 3 sản phẩm của Hợp tác xã (HTX) Nấm Nghĩa Minh xã Đan Phượng; 1 sản phẩm bưởi xã Thượng Mỗ (đạt OCOP 4 sao); nhãn hiệu tập thể Đậu phụ Trúng Đích xã Hạ Mỗ; Rau giá xã Trung Châu.

Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Đan Phượng đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng và nổi tiếng là địa phương có nhiều nông sản thương hiệu tốt.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng Thiều Văn Son cho biết, từ đầu năm đến nay, Hội đã tham gia và hướng dẫn đăng ký hồ sơ 7 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu đưa lên sàn thương mại điện tử gồm: Hoa đồng tiền Đồng Tháp; Bưởi sinh học hữu cơ Hạ Mỗ; Rượu Long Trường tửu xã Hồng Hà; Khoai Lang kén; Nho Hạ đen; Chim bồ câu pháp xã Trung Châu…;

Cùng với đó, Hội hỗ trợ nông dân tham gia gian hàng Hội chợ Xúc tiến quảng bá nông sản OCOP gắn kết quảng bá du lịch địa phương tại thị xã Sơn Tây với 10 sản phẩm tiêu biểu của huyện nhằm quảng bá nông sản địa phương; hướng dẫn cho Hội Nông dân xã Liên Trung ra mắt cửa hàng tiêu thụ nông sản số 2 nhằm kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu vùng miền; phối hợp Bưu điện huyện hỗ trợ 3 bộ kệ để hàng trị giá 15 triệu đồng.

Hội đã chỉ đạo Hội Nông dân xã Đồng Tháp triển khai mô hình ứng dụng chuyển đổi số tại HTX Hoa đồng tiền. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao được vinh dự đón đoàn lãnh đạo Trung ương, Thành phố và các huyện tham quan.

Để hỗ trợ nông dân chuyển đổi số, chuyên nghiệp hóa hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, từ đầu năm Hội đã cử 100 hộ sản xuất kinh doanh giỏi, Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp, HTX, các chủ thể tham gia tập huấn chuyển đổi số cấp xã năm 2024 do Ủy ban nhân huyện Đan Phượng tổ chức.

Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá năng xuất lúa.

Tiếp tục hỗ trợ nông dân làm kinh tế, Hội chỉ đạo các chi hội tham gia công tác vay vốn hỗ trợ hội viên nông dân. Vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân đến nay đạt 31,299 tỷ đồng, cho 901 hộ hội viên vay. Trong quý 2, Hội Nông dân huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng và giải ngân được với 8 dự án điểm với số tiền 4,4 tỷ đồng cho 88 hộ hội viên vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực: Thương mại, tiểu thủ công nghiệp, trồng hoa, cây ăn quả, chăn nuôi...;

“Thông qua các nguồn vốn đã giúp hàng nghìn hộ có việc làm, thu nhập, giảm hàng tỷ đồng chi phí cho nông dân so với lãi suất phải đi vay ngân hàng thương mại, góp phần hạn chế tín dụng đen. Nhìn chung các nguồn vốn cho vay có chất lượng tín dụng tốt, không có nợ quá hạn”, ông Thiều văn Son cho biết.

Chuyên nghiệp hóa nông dân

Quyết tâm hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường bền vững, Hội Nông dân huyện Đan Phượng chỉ đạo các xã chủ động lựa chọn mỗi xã 1-2 mô hình sản xuất nông nghiệp để phối hợp với Công ty Hoàng Giang và tổ chức hội thảo hướng dẫn, cấp miễn phí chế phẩm Anisaf cho cây trồng dùng cho rau ngót, rau ăn lá, rau muống tại các xã Trung Châu, Thọ An, Liên Hồng, Liên Hà, xã Tân Hội và chăm sóc bưởi.

Hội Nông dân huyện cũng đã xây dựng kế hoạch và phối hợp Công ty giống lúa Cường Tân và Công ty Phương Nam cấp 80kg thóc giống thuần năng xuất cao; 100 gói vi sinh Sumitri trị giá 12 triệu đồng cho 4 xã Thượng Mỗ, Hạ Mỗ, Tân Lập, Phương Đình trình diễn vụ xuân 2024 định hướng theo hướng hữu cơ.

Đáng chú ý, ngày 31/5 Hội đã tổ chức Hội nghị đầu bờ với 65 đại biểu dự đánh giá năng xuất. Theo đó lúa AYT đạt 69 - 70 tạ/ha; lúa Hồng Đức 9 cho năng xuất đạt trên 67- 68 tạ/ha; kết quả đánh giá năng xuất cao hơn các loại lúa truyền thống là 5-6 tạ/ha.

Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Đan Phượng có nhiều nông sản sạch nổi tiếng.

Hội đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông Thành phố và Trung tâm dịch vụ trồng trọt huyện Đan Phượng chỉ đạo Hội Nông dân xã Song Phượng thực hiện mô hình bưởi áp dụng VietGap trên 4,7ha đất nông nghiệp. Qua đó, tập huấn và cấp 15 tấn phân bón, vật tư các loại trị giá trên 300 triệu đồng và chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc bưởi xã Trung Châu và mô hình trồng ngô nếp, ngô sinh khối. Hỗ trợ Hội Nông dân xã Hạ Mỗ làm 38 bè thủy sinh bằng nguồn xã hội hóa trên 40 triệu đồng, góp phần bảo vệ môi trường tại Sông Nhuệ,…

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng cũng khẳng định, thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tăng cường tập huấn, truyền thông, nâng cao nhận thức cho nông dân, đổi mới tư duy sản xuất từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị nông sản, từ tham gia xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi giá trị ngành hàng. Thay đổi phương thức quản lý, sử dụng và kinh doanh vật tư nông nghiệp hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững, có trách nhiệm.

Cùng với đó là triển khai thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch nông thôn phù hợp với điều kiện, lợi thế của địa phương, vùng miền; đẩy mạnh, phát huy hiệu quả các mô hình hợp tác, liên kết giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến, nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý theo mã vùng trồng, vùng nuôi.

Cùng với đó là đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cho nông dân theo hướng "chuyên nghiệp hóa nông dân", "tri thức hoá nông dân" gắn với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp, HTX để nông dân có đủ năng lực và chủ động tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh.

Bảo Thoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm