--> -->
Dòng sự kiện:

Có doanh nghiệp 1 tháng vi phạm tốc độ 951 lần

20/08/2013 13:19

Chia sẻ
LĐTĐ - Thanh tra Bộ GTVT tiết lộ: Có những doanh nghiệp “điển hình” trong 1 tháng vi phạm đến 951 lần, vận tốc đạt 120-125km/h, rất không an toàn.

Theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng, có đến 75-90% phương tiện vận tải vi phạm về tốc độ; có doanh nghiệp trong một tháng vi phạm đến gần 1.000 lần.

Tại hội nghị tập huấn và trao đổi nghiệp vụ về thanh tra vận tải, kiểm tra xử lý vi phạm xe quá khổ, quá tải ngày 19/8 tại Đà Nẵng, Phó chánh Thanh tra Bộ GTVT - ông Thạch Như Sỹ - đã công bố những con số "biết nói" trên.

Kiểm tra “hộp đen” trên xe khách tại bến xe Đà Nẵng

Kiểm tra “hộp đen” trên xe khách tại bến xe Đà Nẵng

Ông Sỹ nhấn mạnh: Có những doanh nghiệp “điển hình” trong 1 tháng vi phạm đến 951 lần, vận tốc đạt 120-125km/h, rất không an toàn. “Theo quy định, doanh nghiệp vận tải có trên 20% lượt phương tiện vi phạm tốc độ sẽ thu hồi giấy phép. Nếu việc phạt nguội được áp dụng thì doanh nghiệp sẽ không còn xe để hoạt động”, ông Thạch Như Sỹ phát biểu.

Ông Sỹ cho biết, Bộ GTVT đã thành lập đoàn kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT), tổng số trên toàn quốc có 52 doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Theo kế hoạch sẽ chia làm 3 đoàn kiểm tra tại Hà Nội 10 doanh nghiêp, đề nghị thu hồi giấy phép 3 doanh nghiệp; đợt 2 kiểm tra 20 doanh nghiệp tại Đà Nẵng, TPHCM và Đồng Nai và đoàn đã đề nghị thu hồi 5 doanh nghiệp. Ngoài ra hàng loạt doanh nghiệp khác sẽ tiếp kiểm tra trong năm nay, nếu có sai phạm sẽ yêu cầu khắc phục.

Theo ông Sỹ, trong quy định cũng đã nói trong một số trường hợp được phép phạt nguội (bắn tốc độ, ảnh chụp); riêng thiết bị GSHT trong nghị định của Chính phủ chưa nói đến vấn đề này, hướng sắp đến Thanh tra Bộ sẽ kiến nghị cho phép phạt nguội bằng thiết bị GSHT vì các phương tiện vi phạm tốc độ quá nhiều. Do đó, thiết bị GSHT được coi như tài liệu để phạt nguội.

Trước đây, việc gắn thiết bị GSHT với mục đích chỉ để quản lý phương tiện vận tải hành khách và vận tải container, những dữ liệu chủ yếu phục vụ cho vận tải như điểm dừng đỗ, đóng mở cửa, hành trình xe chạy, tốc độ… nhưng nay nếu đưa thiết bị này theo dõi về vấn đề an toàn giao thông thì phải có những quy chuẩn hơn. “Tôi cho đây là một công đôi việc, quá tốt”, ông Sỹ phát biểu.

Theo thống kê của Thanh tra Bộ, có đến 11/49 số phương tiện (22,5%) được thanh kiểm tra không quản lý, sử dụng, điều hành phương tiện để kinh doanh vận tải theo quy định. 9/49 đơn vị (18,4%) không trực tiếp quản lý, sử dụng, điều hành phương tiện để kinh doanh vận tải mà giao khoán cho cá nhân sử dụng phương tiện để kinh doanh.

Kiểm tra “hộp đen” trên xe khách tại bến xe Đà Nẵng

Theo Thanh tra Bộ GTVT, thiết bị GSHT có thể là một tài liệu để phạt nguội hành vi chạy quá tốc độ của xe vận tải. Trong ảnh là vụ tai nạn trên đường dẫn hầm Hải Vân

Mặc khác, nhiều đơn vị ký hợp đồng lao động với lái xe, nhân viên phục vụ chỉ là hình thức, để đủ thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải; có 8/49 (16,3%) đơn vị không ký hợp đồng lao động với lái xe, nhân viên phục vụ; 41/49% (83,7% số đơn vị được thanh tra) không đóng bảo hiểm cho lái xe và nhân viên.

Ngoài ra, theo Thanh tra Bộ GTVT, còn nhiều địa phương chưa quan tâm đến công tác quản lý, cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng container như Bà Rịa –Vũng Tàu chỉ mới cấp 1/16 đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container (đạt 6,25%) với số phương tiện là 54/323; Sở GTVT TPHCM chỉ cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa 98/1710 đơn vị (đạt 5,73%) với số xe 1.016/8.211 phương tiện.

Phó chánh Thanh tra Bộ GTVT - ông Thạch Như Sỹ - nêu một thực tế: Các địa phương phát hiện vi phạm rất ít khi được thanh tra, hoặc có vi phạm nhưng không thể kiểm  tra. Khi các đoàn thanh tra từ Bộ GTVT thanh tra vào mới phát hiện vi phạm. Vừa qua các đoàn phát hiện, xử lý, đình chỉ sử dụng giấy phép 23 đơn vị, thu hồi giấy phép kinh doanh, phù hiệu hơn 210 đơn vị...

Nguồn Dân trí

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm