--> -->
Dòng sự kiện:

Cơ hội nào cho lao động tự do?

15/08/2024 15:40

Chia sẻ
Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Mưu sinh trong màn đêm Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng Lao động phi chính thức: Làm sao để không “lọt lưới an sinh”?

Chấp nhận việc làm bấp bênh vì trình độ hạn chế

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến nửa đầu năm 2024, số lao động phi chính thức ở nước ta là 33,4 triệu người, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 65%, vẫn ở mức cao. Phát biểu tại buổi tọa đàm “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số - Thực trạng và các cơ hội” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Tạ Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV), cho biết đặc trưng của lao động phi chính thức là có trình độ chuyên môn thấp.

Họ thường làm các công việc giản đơn, ít đòi hỏi trình độ kỹ năng, hoặc trình độ chuyên môn kỹ thuật. Khoảng 35,3% lao động phi chính thức làm nghề giản đơn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong 9 nhóm nghề có sự tham gia của lao động phi chính thức. Số lao động phi chính thức làm các công việc có trình độ cao, như nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao; nhà chuyên môn kỹ thuật bậc trung; nhân viên văn phòng…, chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ khoảng 1,9%.

Cơ hội nào cho lao động tự do?
Đa số lao động phi chính thức phải làm những công việc giản đơn, bấp bênh.

Cũng theo ông Tạ Việt Anh, việc làm phi chính thức vốn được coi là những việc làm bấp bênh, thiếu tính ổn định, song nhiều lao động vẫn chấp nhận gắn bó với công việc này trong thời gian dài. “Hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật có thể là nguyên nhân khiến lao động phi chính thức không thể chuyển đổi công việc của mình, mặc dù thu nhập từ công việc đó đôi khi không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu”, ông Tạ Việt Anh nhìn nhận.

Điều đáng nói, khu vực lao động phi chính thức còn phải chịu sức ép gián tiếp từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thế giới và Việt Nam đang ở trong nền kinh tế số - thời kỳ mà internet, công nghệ số, thiết bị thông minh, robot…được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thay thế, phục vụ, đáp ứng nhu cầu con người. Kỷ nguyên số cũng tác động làm biến đổi thị trường lao động, nhiều ngành nghề, công việc truyền thống, thủ công bị xóa bỏ, nhiều lao động ở các quốc gia sẽ mất đi việc làm. Mặt khác, nó cũng sẽ mở ra cơ hội cho nhiều ngành nghề, công việc mới đòi hỏi ít nhân công và chất lượng lao động ở trình độ ngày càng cao hơn. Do đó, để tăng thêm cơ hội việc làm trong nền kinh tế số, người lao động, nhất là lao động phi chính thức cần được tăng cường đào tạo, trang bị thêm kỹ năng, nâng cao hơn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Đây là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm. “Công tác đào tạo nghề đã góp phần từng bước chuẩn hóa lực lượng lao động, lao động di cư tự do không có tay nghề, qua đó, giúp người lao động phi chính thức có cơ hội tìm được việc làm tốt và ổn định hơn”.

Chú trọng đào tạo nghề, tăng cơ hội việc làm cho người lao động

Trao đổi về vấn đề đào tạo nghề cho người lao động, ông Đào Trọng Độ - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH)) cho biết trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho người lao động, trong đó có lao động phi chính thức đã được Đảng và Nhà nước quan tâm.Hơn 10 năm qua, bình quân cả nước đào tạo nghề cho hơn 1 triệu người/năm, trong đó, 4,6 triệu người được hỗ trợ đào tạo. Người lao động qua đào tạo có việc làm mới, tiếp tục làm nghề cũ có năng suất và thu nhập tốt hơn chiếm khoảng 85%.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến cũng đã bổ sung quy định hỗ trợ chính thức hóa việc làm phi chính thức trong bối cảnh già hóa dân số đồng thời, bổ sung quy định về giao dịch việc làm điện tử, đảm bảo phù hợp với pháp luật về giao dịch điện tử và thương mại điện tử.

Trong dự thảo, Bộ LĐTBXH cho rằng, lao động tự do hiện đang chiếm tỷ lệ khá lớn, nhưng pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về vấn đề này. Cơ quan soạn thảo dự luật đề xuất bổ sung quy định xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý lao động, bổ sung quy định về hoạt động dịch vụ việc làm trên môi trường mạng, khu vực phi chính thức.

Cơ quan soạn thảo cũng chỉ ra rằng cần nghiên cứu, xem xét quản lý lao động bằng "sổ lao động điện tử" gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở khác… để từ đó có chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc làm sáng tạo, trình độ cao như bảo hiểm, tài chính, youtuber, blogger, đến việc làm phổ thông như giao hàng, bán hàng online,...

Đáp ứng xu thế của thị trường lao động, tại Hà Nội, bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, cho biết đơn vị đã đào tạo để học viên có thể ứng dụng công nghệ số vào khởi nghiệp và cải thiện cuộc sống.Đơn cử với nghề bán hàng online, nhiều học viên sau khi hoàn thành các khóa đào tạo nghề tại Trung tâm đã bắt đầu mở các cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng như Shopee, Facebook, Zalo, Grabfood… “Việc này giúp họ tiếp cận được lượng khách hàng rộng lớn hơn và tăng doanh thu một cách đáng kể. Với nghề sáng tạo nội dung số, một số học viên đã học cách tạo và quản lý nội dung trên các nền tảng như Youtube, TikTok, và Instagram. Họ sản xuất các video hướng dẫn, chia sẻ kiến thức”, bà Liễu cho hay.

Theo Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên Đào Trọng Độ, thực tế hiện nay có khá nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động phi chính thức theo hình thức trực tuyến, nhất là đào tạo kỹ năng kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số.Người lao động có thể học lý thuyết online qua các nền tảng số và thực hành kỹ năng ngay chính tại nơi mình làm việc sau đó, nếu cần có thể thi lấy chứng chỉ kỹ năng nghề.

“Chuyển đổi số sẽ tạo ra những cơ hội chưa từng có cho hoạt động đào tạo nghề. Lao động nào tận dụng được chuyển đổi số, những kỹ năng thông qua đào tạo nghề thì có thể tìm kiếm được công việc chất lượng, từ đó gia tăng năng suất và thu nhập”, ông Độ nhấn mạnh.

Phạm Diệp

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm