--> -->
Dòng sự kiện:

"Cơn bão" tăng học phí: Làm thế nào để giảm gánh nặng cho người học?

27/08/2022 08:31

Chia sẻ
Năm học 2022-2023, hàng loạt các trường đại học dự kiến tăng học phí. Với nhiều sinh viên, đây là một gánh nặng, vậy các trường sẽ làm gì để giảm áp lực cho người học?
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đề xuất tăng học phí Bộ trưởng Bộ GD&ĐT giải trình những gì về giá sách giáo khoa và tăng học phí? Nâng mức thu học phí gắn liền với nâng cao trách nhiệm của người dạy và học

Tại sao phải tăng học phí?

So với năm học 2021-2022, mức học phí năm 2022-2023 của nhiều trường đại học tăng vọt. Việc điều chỉnh tăng học phí được các trường thực hiện theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế thu chi, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực đào tạo được áp dụng.

Học phí năm học 2022-2023 của nhiều trường đại học tăng cao. Ảnh: LĐO

Theo Nghị định 81, mức trần học phí thấp nhất với các trường đại học chưa tự chủ tài chính năm học 2022-2023 là 1,2 triệu đồng/tháng, mức học phí tối đa là 2,45 triệu đồng/tháng và không ngừng tăng trong các năm tiếp theo.

Với các cơ sở tự chủ tài chính, mức học phí có thể tăng gấp 2 đến 2,5 lần so với mức học phí trên, tùy theo mức độ tự chủ của các trường.

Hiện nhiều trường đại học đã công bố tăng học phí trong năm học mới. Trường Đại học Y Hà Nội tăng học phí gấp 1,7 lần áp dụng mức học phí cho khối ngành Y dược (gồm các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng) và Răng Hàm Mặt (từ 1,43 triệu đồng/tháng lên 2,45 triệu đồng/tháng). Khối ngành Sức khỏe có mức tăng từ 1,43 triệu đồng/tháng lên 1,85 triệu đồng/tháng.

Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Lê Đình Tùng - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, việc điều chỉnh học phí được trường thực hiện theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP với khối ngành Y dược. Đồng thời, đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học, đặc biệt là chất lượng đầu ra - yêu cầu của cơ sở tuyển dụng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Bên cạnh đó, mức tăng học phí dựa trên khả năng có thể chi trả được của người học và phù hợp với các chính sách vay vốn cho sinh viên có nhu cầu tham dự ngành đào tạo của nhà trường.

Khóa tuyển sinh năm 2022, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tăng học phí. Mức thu cho năm học 2022-2023 tương đương 42 triệu đồng, so sánh với mức 35 triệu đồng/năm cho khóa tuyển sinh năm 2021, học phí của trường đã tăng thêm 24%.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Lê Trung Thành - Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, nhà trường đã xác định học phí của chương trình đào tạo. Mức học phí này đã được hội đồng đánh giá, nghiệm thu và phê duyệt từ cơ quan chủ quản là Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bên cạnh đó, nhà trường đã xây dựng và ban hành lại chương trình đào tạo bắt đầu từ 2022. Đây là chương trình đào tạo có nhiều giá trị vượt trội hơn so với các chương trình đào tạo trước. Với những điểm mới như vậy sẽ nâng chất lượng chương trình, là cơ sở để tính đủ chi phí duy trì, phát triển chương trình đào tạo. Vì vậy, học phí đối với các khóa tuyển sinh từ năm học 2022-2023 sẽ tăng.

Giảm gánh nặng cho người học bằng cách nào?

Song song với công khai mức tăng học phí, các trường cũng công bố học bổng và các chế độ đãi ngộ với sinh viên. Đây được xem là chính sách hỗ trợ và thu hút thí sinh trước “cơn bão” tăng học phí.

Hàng năm, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đều có chính sách học bổng dành cho sinh viên đạt kết quả học tập xuất sắc. Bên cạnh đó, có nhiều học bổng đến từ các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

PGS.TS Lê Trung Thành cũng cho biết, nhà trường rất tích cực trao đổi làm việc với các đối tác, doanh nghiệp, tổ chức xã hội để thu hút học bổng cho sinh viên. Đặc biệt, có học bổng lên đến 100 triệu đồng.

Tại Trường Đại học Y Hà Nội, PGS.TS Lê Đình Tùng cho biết, nhà trường luôn thúc đẩy tìm kiếm nguồn học bổng, tài trợ từ các doanh nghiệp để giúp đỡ, hỗ trợ thêm sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể theo đuổi ước mơ của mình.

Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi: Các gói học bổng hay chính sách ưu đãi thực chất có phải nhằm khuyến khích hỗ trợ sinh viên hay đơn giản chỉ là chiêu sinh?

Về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, có một số loại học bổng như: Học bổng để khuyến khích người học vào một số ngành nghề Nhà nước có nhu cầu; học bổng cho sinh viên xuất sắc; học bổng khuyến khích sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, quỹ học bổng này dành cho số ít sinh viên.

Theo TS Khuyến, việc các trường đưa ra giải pháp bằng các quỹ học bổng, các gói hỗ trợ sinh viên để bù lại cho việc tăng học phí cần thực chất, không chỉ để mang tính chất “đánh bóng”.

Theo Thiều Trang/laodong.vn

https://laodong.vn/tuyen-sinh/con-bao-tang-hoc-phi-lam-the-nao-de-giam-ganh-nang-cho-nguoi-hoc-1085393.ldo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm