--> -->
Dòng sự kiện:

Cứ mỗi 3 giây có một người bị bệnh sa sút trí tuệ

31/10/2022 17:05

Chia sẻ
Cứ mỗi 3 giây trên thế giới lại có một người bị sa sút trí tuệ (SSTT). Năm 2019, có 55 triệu người bị SSTT. Theo dự đoán, đến năm 2030, thế giới sẽ có 78 triệu người và 2050 con số này tăng tới 139 triệu người mắc SSTT.
Hưởng ứng Ngày Người cao tuổi Việt Nam: Sôi nổi cuộc thi vui - khỏe - có ích Sa sút trí tuệ: Thảm họa về sức khỏe trong thế kỷ 21 Bệnh nhân Covid-19 thứ 26 tử vong tại Bệnh viện dã chiến Hòa vang

Theo các chuyên gia y tế, SSTT được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu, người bệnh giảm sự tiếp thu thông tin, lặp đi lặp lại một câu hỏi hay một vấn đề, mất khả năng quản lý tài chính, không nhớ đồ cất ở đâu và dễ bị nhầm, lạc đường.

Giai đoạn giữa, các triệu chứng rõ ràng hơn, người bệnh không nhớ sáng mình ăn gì, quên một số kỷ niệm trong quá khứ, khó mặc quần áo phù hợp, không nhớ số điện thoại của mình, hay nhầm lẫn.

Giai đoạn cuối, người bệnh không nhận thức được môi trường xung quanh, đi lang thang, không nhận ra bạn bè người thân, không nhớ lịch sử bản thân, mất kiểm soát bàng quang và ruột, thay đổi nhân cách và hành vi. Các triệu chứng càng ngày nặng lên, người bệnh cần sự hỗ trợ tất cả trong cuộc sống hàng ngày.

Với mỗi giai đoạn bệnh, người thân và gia đình cần có cách chăm sóc khác nhau. Điều dưỡng Phạm Phương Thảo - Phòng Điều trị Tâm thần người già, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, ở giai đoạn đầu, người thân cần gần gũi, tiếp xúc trò chuyện nhiều với người bệnh để tạo lòng tin. Không nên đôi co qua lại với người bệnh về một vấn đề.

Những giấy tờ quan trọng, nên tư vấn cho người bệnh nhờ người thân cất giữ. Đồ đạc trong nhà cần bài trí dễ thấy, dễ lấy và phòng tránh trơn trượt trong nhà tắm, nhà vệ sinh. Đồng thời, gia đình cần giám sát và quản lý thuốc uống của người bệnh. Thuốc phải uống theo đơn, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ nhằm tạo thói quen.

Đến giai đoạn giữa của bệnh, gia đình cần theo dõi sát và giúp đỡ người bệnh, nhắc nhở gợi nhớ những việc họ cần làm. Thường xuyên trò chuyện, gợi nhớ quá khứ vui, cho bệnh nhân xem những bức ảnh kỷ niệm. Ghi những công việc, những chú ý, hay cách sử dụng một thiết bị nào đó ra giấy, dán vào thiết bị đó, chìa khóa treo vào nơi dễ lấy để hỗ trợ người bệnh.

Hỗ trợ bệnh nhân làm những công việc hàng ngày như cùng nấu ăn, hỗ trợ mặc quần áo. Ghi tên các loại chai dung dịch như dầu gội, sữa tắm ra vỏ bằng chữ to dễ đọc. Đặc biệt, gia đình cần quản lý thuốc cho bệnh nhân, uống thuốc đúng giờ và kiểm tra thuốc đảm bảo vào dạ dày.

Đến giai đoạn cuối của bệnh SSTT, người thân giám sát liên lục 24/24 giờ và cần sự chăm sóc chuyên nghiệp. Môi trường sống của người bệnh cần tuyệt đối an toàn, đồ dùng đơn giản và không có nhiều đồ đạc. Tuyệt đối không để bệnh nhân một mình hay ở môi trường lạ, không quen thuộc. Các vật dụng như dao, kéo cần cho vào tủ khóa lại để bệnh nhân không mở được. Cho bệnh nhân ăn, uống thuốc, đi vệ sinh, vệ sinh cá nhân theo giờ nhất định. Ngoài ra, gia đình nên ghi địa chỉ, số điện thoại người thân cài vào áo của người bệnh.

Bác sĩ Phạm Công Huân - Phòng Điều trị Tâm thần người già, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, cứ mỗi 3 giây trên thế giới lại có một người bị SSTT. Năm 2019, có 55 triệu người bị SSTT. Theo dự đoán, đến năm 2030, thế giới sẽ có 78 triệu người, và 2050 con số này tăng tới 139 triệu người mắc SSTT.

Thống kê tại Mỹ cho thấy, cứ 3 người cao tuổi thì có 1 người tử vong vì SSTT. Số người tử vong vì SSTT nhiều hơn số người tử vong do bệnh ung thư vú + ung thư tuyến tiền liệt. Thống kê từ 2008 - 2018, tỷ lệ nhập viện cấp cứu do SSTT cao nhất, tới 28%, cao hơn do biến cố tim mạch hay đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tỷ lệ người bệnh tử vong do SSTT tăng 16%. Năm 2021, chi phí y tế cho người bệnh SSTT là 355 tỷ đô la. Tại Việt Nam, số người mắc SSTT năm 2015 là 660.000 người. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật của bệnh Alzheimer và SSTT lên đến 52% trên tổng gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và tâm thần ở người cao tuổi tại Việt Nam.

Minh Khuê

Barcelona vs Real Madrid: Ngược dòng thành công, Barcelona chứng minh bản lĩnh

Cuộc đối đầu giữa Barcelona và Real Madrid đêm 11/5 trên sân Olímpic Lluís Companys không chỉ là một trận El Clasico thông thường, mà còn là bước ngoặt lớn của cuộc đua vô địch La Liga mùa giải 2024 - 2025. Trong thế bị dẫn trước hai bàn chỉ sau 15 phút đầu tiên, Barcelona đã thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của một ứng viên vô địch thực thụ khi lội ngược dòng ngoạn mục để giành chiến thắng 4-3.

Thua trắng Newcastle, Chelsea đối mặt nguy cơ bật khỏi top 5 Premier League

Chelsea tiếp tục gây thất vọng lớn trong giai đoạn quyết định của mùa giải khi để thua 0-2 trước Newcastle ở vòng 36 Ngoại hạng Anh 2024/25. Thất bại không chỉ khiến thầy trò HLV Enzo Maresca tụt phong độ đúng lúc then chốt mà còn đẩy họ đứng trước nguy cơ bật khỏi top 5 và mất vé dự Champions League mùa sau.

Giá xăng dầu hôm nay (12/5): Dầu thế giới vẫn tiếp tục leo dốc

Hôm nay (12/5), giá dầu thế giới vẫn tiếp đà leo dốc do thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Anh là nguyên nhân tác động tới giá dầu thô trong tuần qua. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,88 USD/thùng, tăng 1,70%, giá dầu WTI ở mốc 61,06 USD/thùng, tăng 1,85% (tương đương tăng 1,11 USD/thùng).

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Trong chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, việc đầu tư hạ tầng giao thông và xử lý môi trường được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình diện mạo đô thị hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được thành phố Hà Nội tích cực triển khai, tạo ra những kết nối chiến lược không chỉ trong nội đô mà còn lan tỏa ra toàn vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Xem thêm