--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

12/05/2025 07:18

Chia sẻ
Trong chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, việc đầu tư hạ tầng giao thông và xử lý môi trường được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình diện mạo đô thị hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được thành phố Hà Nội tích cực triển khai, tạo ra những kết nối chiến lược không chỉ trong nội đô mà còn lan tỏa ra toàn vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Thủ tướng thành lập 5 đoàn kiểm tra để thúc đẩy các dự án trọng điểm Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Chi cục Thống kê Thành phố vừa thông tin về tình hình các dự án trọng điểm được triển khai trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia. Tuyến đường đi qua 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối các tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long. Dự án có tổng chiều dài 112,8 km, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 75 nghìn tỷ đồng.

Tổng khối lượng giải phóng mặt bằng là 1.386 ha; trên tuyến sẽ xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng, sông Đuống và 8 nút giao khác. Sau hơn 1 năm khởi công, tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành. Tính đến nay, dự án đã giải ngân được 15,6% kế hoạch vốn.

Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1) có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50 m, bao gồm hợp phần xây dựng 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh. Điểm đầu tuyến tại ngã ba giao với các đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng (Hoàng Cầu, quận Đống Đa), điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình).

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 7.200 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, trong đó chi phí xây dựng là 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng chiếm 5.800 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã giải ngân được 51,1% kế hoạch vốn.

Thi công cầu vượt đường sắt trên tuyến đường Vành đai 4, đoạn qua huyện Mê Linh.
Thi công cầu vượt đường sắt trên tuyến đường Vành đai 4, đoạn qua huyện Mê Linh.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6, đoạn Ba La - Xuân Mai cải tạo 21,7 km quốc lộ, đoạn từ nút giao Ba La (quận Hà Đông) đến thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ), với thiết kế nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường mở rộng từ 50m đến 60m. Đây là tuyến trục hướng tâm quan trọng, kết nối Quốc lộ 21A, đường Hồ Chí Minh và tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Tổng vốn đầu tư là 8.100 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 5.100 tỷ đồng, chi phí xây dựng và mua sắm thiết bị là 2.900 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã giải ngân được 18,0% kế hoạch vốn.

Dự án tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình có chiều dài 6,7 km, điểm đầu kết nối giữa Đại lộ Thăng Long với Quốc lộ 21 (xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất), điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc - Hòa Bình. Mặt cắt ngang rộng từ 120 m đến 180 m. Tổng mức đầu tư toàn dự án là 5.200 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã giải ngân 26,9% kế hoạch vốn.

Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có tổng mức đầu tư 16.300 tỷ đồng, trong đó 84,1% là vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản. Dự án bao gồm một nhà máy xử lý nước thải với công suất 270.000 m³/ngày đêm và hệ thống cống gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ, với phạm vi phục vụ khoảng 4.874 ha.

Đến nay, hệ thống dẫn nước thải từ sông Tô Lịch về nhà máy đã cơ bản hoàn thành. Trong 6 tháng đầu năm 2025, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ đi vào vận hành thử nghiệm. Tính đến nay, dự án đã giải ngân 36,9% kế hoạch vốn.

Đinh Luyện

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.

Vụ án Tập đoàn Thuận An: Đề nghị truy tố cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận và đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 30 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) và các đơn vị liên quan... Trong đó, bị can Phạm Thái Hà (cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Xem thêm