--> -->
Dòng sự kiện:

Đại biểu đề nghị bổ sung phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân

21/05/2024 17:45

Chia sẻ
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô, áp dụng đối với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định.
Chiều nay (21/5), Quốc hội bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước Quốc hội sẽ xem xét miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an

Không nên quy định cứng về tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông đô thị

Phát biểu tại nghị trường về dự án Luật Đường bộ, được Quốc hội thảo luận ngày 21/5, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn thành phố Hà Nội) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhất trí cao với nhiều nội dung đã được giải trình, chỉnh lý trong dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, đại biểu cho biết, dự thảo Luật Đường bộ dự kiến quy định tỷ lệ diện tích đất phải bảo đảm để dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị so với đất xây dựng đô thị theo từng loại đô thị.

Cụ thể, loại đô thị đặc biệt là từ 18% đến 26%, giảm dần cho các đô thị từ loại 1 đến loại 5 và thấp nhất là từ 11% đến 16%, áp dụng đối với đô thị loại 5.

Đồng thời, dự thảo Luật quy định về tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị có yếu tố đặc thù như đô thị có đường biên giới, đô thị thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, đô thị hải đảo hay vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đại biểu đề nghị bổ sung phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy phát biểu. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy cho rằng quy định như dự thảo Luật là quá chi tiết và có những nội dung chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế của nhiều địa phương trong giai đoạn hiện nay cũng như xu thế phát triển của đô thị trong tương lai.

Hiện tại, Luật Giao thông đường bộ có quy định về việc dành tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị từ 16 đến 26%; Nghị quyết số 06 ngày 24/2/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 11% đến 16% vào năm 2025 và mức 16% đến 26% là mức để phấn đấu thực hiện vào năm 2030...

Tuy nhiên hiện nay ở Hà Nội hay Thành phố Chí Minh, tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông trong đô thị mới chỉ đạt 13% đến 15%.

“Như vậy, quyết định cứng về tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông như mức dự kiến trong dự thảo Luật để áp dụng ngay cho tất cả các đô thị, bao gồm cả đô thị hiện hữu và đô thị hình thành mới mà trong khi lại không kèm theo các chế tài hay các biện pháp bảo đảm thực hiện sẽ là không khả thi trong điều kiện hiện nay”, đại biểu phân tích.

Theo đại biểu, đất đô thị ngày càng có giá, chi phí để phát triển đường đô thị ngày càng đắt đỏ. Ví dụ như thành phố Hà Nội đang dự kiến mở rộng đoạn đường Láng từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy và theo ước tính ban đầu dự kiến sẽ phải tiêu tốn khoảng 5.500 tỷ đồng cho 1km đường.

Cùng với đó, những khó khăn trong việc thu hồi đất, lập dự án phát triển đường giao thông như hiện nay thì các đô thị không thể phát triển mãi theo hướng cứ xây mới hay mở rộng đường trong nội thành, nội thị mà cần chú trọng hơn đến các giải pháp về tổ chức giao thông hiệu quả, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phát triển giao thông đa tầng, giao thông công cộng khối lượng lớn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, đã có gần 10 tỉnh, thành phố có dự kiến quy hoạch xây dựng các tuyến đường sắt đô thị bao gồm cả tàu chạy ngầm và tàu trên cao.

Khi giao thông công cộng, đường sắt đô thị được phát triển, khai thác một cách đồng bộ, hiệu quả thì diện tích đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị không nhất thiết phải giữ ở mức cao như hiện nay mà có thể sử dụng cho các mục đích khác cần thiết và có hiệu quả hơn.

Do đó, đại biểu đề nghị không nên quy định quá chi tiết về tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị cho từng loại đô thị, mà chỉ cần ghi phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực nội thành, nội thị của loại đô thị tương ứng.

Bổ sung phí giao thông nội đô

Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Hà Nội cũng đề nghị cân nhắc bổ sung thêm phí giao thông nội đô, áp dụng đối với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định.

Điều này vừa nhằm hạn chế sự phát triển quá mức của phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị, mặt khác bổ sung nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để tăng cường hỗ trợ phát triển kết cấu giao thông đường bộ và hệ thống giao thông công cộng trong các đô thị.

Đại biểu đề nghị bổ sung phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội

Theo đại biểu, hiện tại cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương đều đã được phép thí điểm quy định các loại phí chưa được quy định trong luật. Một số thành phố như Hà Nội, Thành phố Chí Minh đã tiến hành xây dựng các đề án về phí nội đô hay phí kẹt xe. Tuy nhiên, do cơ sở pháp lý chưa rõ ràng, ổn định nên việc triển khai áp dụng còn khá dè dặt.

Nếu Luật Đường bộ và Luật Phí và lệ phí có quyết định chính thức về loại phí này, đồng thời giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về phạm vi, địa bàn, đối tượng và mức áp dụng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc triển khai ở các địa phương, góp phần giải quyết phần nào các vấn đề bức xúc hiện nay tại các đô thị lớn.

Liên quan đến việc thu phí, đại biểu Nguyễn Thị Huế (Đoàn tỉnh Bắc Kạn) lại đề nghị bổ sung cấm lập chốt thu phí sử dụng đường bộ trái pháp luật. Vì thực tiễn đã xảy ra nhiều trường hợp người dân tự ý lập chốt thu phí của các phương tiện tham gia giao thông, nhất là khi xảy ra tình trạng sạt lở trên đường gây tắc nghẽn cục bộ.

Theo đại biểu, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng hoặc thành lập trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định. Do đó, việc bổ sung hành vi này trong dự thảo Luật là phù hợp.

Phương Thảo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm