
Đại biểu đề xuất hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
16/05/2025 19:19
Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy |
Đa số ý kiến tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính với các lý do như nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Thống nhất với phạm vi sửa đổi, bổ sung như dự thảo Luật, theo đó chỉ sửa đổi những vấn đề cấp bách, thực sự cần thiết để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; đồng thời khắc phục những bất cập, hạn chế cơ bản, mang tính phổ biến trong triển khai thi hành Luật thời gian qua.
Đối với những nội dung chưa thực sự cấp bách hoặc còn ý kiến khác nhau và những nội dung tác động trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân nhưng chưa tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động thì tiếp tục rà soát, tông kết, tổ chức nghiên cứu để trình Quốc hội xem xét khi sửa đổi toàn diện Luật này, dự kiến tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).
![]() |
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) |
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) đề cập đến dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xây dựng theo cơ chế liệt kê, nếu thời gian tới có những cơ quan mới cũng có thẩm quyền xử phạt thì sẽ phải bổ sung. Theo đại biểu, dự thảo Luật nên bổ sung quy định “những cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật”, để bao quát được các trường hợp này.
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính băn khoăn về việc cho phép xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản với hai trường hợp xử phạt cảnh cáo và phạt tiền.
Về nguyên tắc, đại biểu cho rằng, khi có vi phạm thì phải lập biên bản để chứng minh vi phạm. Khi xử lý mà không lập biên bản sẽ có sự tùy tiện của cơ quan xử lý, chưa kể, nếu có khiếu nại của người bị xử lý thì sao? Việc phạt tiền, phạt cảnh cáo mà không lập biên bản chỉ thực hiện được đối với trường hợp cơ quan xử lý hoàn toàn khách quan và người bị xử lý không khiếu nại.
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính phân tích, mức phạt tiền đến 1 triệu đồng với người dân là số tiền lớn, nên phải có biên bản, để nếu người dân khiếu nại thì có chứng cứ để khiếu nại, cơ quan chức năng có chứng cứ để giải quyết. “Theo tôi, phải hết sức cân nhắc điều này, tất cả các trường hợp này đều phải lập biên bản”, đại biểu Nguyễn Hữu Chính nhấn mạnh.
![]() |
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội). |
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) cho rằng, việc điều chỉnh mức phạt tiền trong Luật Xử lý vi phạm hành chính cần được làm rõ.
Theo đại biểu, quy định về mức phạt tiền phụ thuộc nhiều yếu tố như thu nhập, sức mua của đồng tiền, tình hình lạm phát và đặc biệt là yếu tố yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm. Những hành vi nào có yêu cầu đấu tranh phòng, chống cao thì mức phạt tiền phải tăng cao hơn những hành vi có yêu cầu thấp...
Cùng quan tâm đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) đề cập đến trường hợp không xác định được chủ sở hữu vi phạm, người vi phạm thì người có thẩm quyền tạm giữ sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm để tổ chức bán theo giá thị trường với các trường hợp còn thời hạn sử dụng ít hơn 6 tháng, tính từ thời điểm kết thúc thời hạn tạm giữ hoặc dễ hư hỏng, suy giảm chất lượng.
![]() |
Đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa). |
Tuy nhiên, thực tế có tình huống sẽ rất khó xử lý là không xác định được chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng vì tình hình hiện nay, phương tiện vi phạm là xe máy bị mất cắp rất nhiều. Vì vậy, theo đại biểu nếu không có thời gian để xác định vi phạm, thì khi tạm giữ, cần công bố công khai số khung, số máy... để người dân có thể biết để tra cứu, tìm tài sản bị mất.
Bên cạnh đó, đại biểu Lê Thanh Hoàn cho rằng, một nội dung dự thảo Luật lần này cũng chưa thực sự xử lý được đó là vấn đề phương thức để thu tiền xử phạt. Hiện tại chúng ta đang tập trung nghiêng về những nội dung dễ thu, còn những nội dung khó có thể thu được thì vẫn đang bỏ ngỏ. Ví dụ như bức xúc nhất ở trong các khu đô thị hiện nay là vấn đề về môi trường, xả rác bừa bãi trên vỉa hè... nhưng gần như chưa có sự xử phạt nghiêm túc vì “khó làm”.
Đại biểu cho rằng, cần có một sự cải tiến mới, phương thức hữu hiệu để thu tiền phạt. Ví dụ như đối với trường hợp vi phạm giao thông thì nên hạn chế việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm. Bởi, mục tiêu chính của việc tạm giữ là để bảo đảm người vi phạm đi nộp phạt chứ không phải mục tiêu như bảo đảm an toàn.
Theo đại biểu, có thể áp dụng phương thức quét vân tay để xác định người vi phạm. Hiện, Cơ sở dữ liệu đã rất đầy đủ, có thể quy định người vi phạm nếu không nộp phạt thì sau này khi làm thủ tục hành chính sẽ bị hạn chế quyền... từ đó hạn chế tối đa việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

Crystal Palace vs Man City, Chung kết FA Cup 2024/25: Kỳ tích hay bi kịch

Nhận định Parma vs Napoli: Cuộc chiến sống còn tại Tardini

Giá USD "chợ đen" ngày 17/5 không điều chỉnh mới

Giá xăng dầu hôm nay (17/5): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục sự cố sạt lở công trường thi công thủy điện tại Lai Châu

Cucurella hóa người hùng, Chelsea đánh bại MU để giữ chắc vé dự Champions League

Hoffenheim vs Bayern Munich: Cơ hội để tự quyết định tấm vé trụ hạng

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật: Quy định cụ thể để sử dụng hiệu quả, tránh trục lợi

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (16/5): Vàng giảm sâu tới 2,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng đồng loạt sụt giảm, người dân đua nhau bắt đáy

Giá vàng thế giới bất ngờ đảo chiều bật tăng mạnh mẽ

Số ca mắc Covid-19 tại Thái Lan gia tăng, Việt Nam chủ động các biện pháp ứng phó
