
Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước
14/05/2025 16:12
Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030 Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự thảo luật bổ sung một điều về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, quy định việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN năm sau; quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan Trung ương chi tiết chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên theo từng lĩnh vực và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình. (Ảnh: QH) |
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng đề xuất Thủ tướng được quyết định phân bổ chi tiết đối với các khoản chưa phân bổ chi tiết; quyết định sử dụng dự phòng ngân sách Trung ương.
Theo tờ trình, đề xuất trên là thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền trong công tác giao nhiệm vụ thu, chi và điều hành NSNN, tạo sự chủ động và tăng tính hiệu quả, kịp thời trong kỷ nguyên phát triển mới.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Kinh tế của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, qua lấy ý kiến thành viên ủy ban, đa số ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành.
Theo ông Phan Văn Mãi, Hiến pháp và pháp luật hiện hành quy định Quốc hội có thẩm quyền quyết định dự toán NSNN, bao gồm tổng thu, tổng chi, cơ cấu chi và bội chi NSNN. Khi cần điều chỉnh dự toán đã được quyết định, thẩm quyền thuộc về Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Kinh tế của Quốc hội cho rằng, quy định hiện hành bảo đảm phân cấp, phân quyền trong quyết định dự toán. Quốc hội chỉ quyết định tổng mức theo lĩnh vực và cơ cấu chi, không chi tiết đến từng nhiệm vụ; các bộ, ngành, địa phương quyết định chi tiết theo thẩm quyền.
Dự thảo luật giao Chính phủ điều chỉnh dự toán giữa các bộ, ngành, địa phương, cơ cấu chi thường xuyên, đầu tư, điều chỉnh mức vay, bội chi ngân sách địa phương làm thay đổi dự toán NSNN đã được Quốc hội quyết định, theo cơ quan thẩm tra.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Kinh tế của Quốc hội Phan Văn Mãi báo cáo thẩm tra. (Ảnh: QH) |
Ủy ban Tài chính và Kinh tế của Quốc hội cho rằng, báo cáo Chính trị Đại hội XIII của Đảng yêu cầu làm rõ chức năng các cơ quan Nhà nước, bảo đảm phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực; củng cố vị thế của Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Việc giao Chính phủ quyền điều chỉnh dự toán (thuộc thẩm quyền của Quốc hội) dẫn đến chồng chéo chức năng, ảnh hưởng kỷ luật tài chính và mục tiêu cải cách đã đề ra.
Ngoài ra, cơ quan thẩm tra cho rằng, trên thực tế, việc điều chỉnh dự toán theo thẩm quyền hiện hành không phát sinh vướng mắc. Trong trường hợp cấp bách, Quốc hội có thể ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc điều chỉnh dự toán trong nội bộ đơn vị đã được quy định rõ tại Luật NSNN hiện hành, bảo đảm linh hoạt và tuân thủ kỷ luật tài chính.
Ông Phan Văn Mãi cũng cho biết, một số ý kiến nhất trí với dự thảo luật nhằm nâng cao tính chủ động, hiệu quả và kịp thời trong điều hành NSNN, đặc biệt là đối với Chính phủ và UBND các cấp ở địa phương. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính, dự thảo luật cần quy định rõ các trường hợp được phép điều chỉnh dự toán, giới hạn trong các nguyên nhân khách quan, tình huống khẩn cấp, cấp bách, tránh lạm dụng điều chỉnh quá mức so với dự toán đã được Quốc hội phê duyệt.
Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đề nghị cần quy định rõ chế độ và quy trình báo cáo phải minh bạch, cụ thể, làm căn cứ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và quyết toán ngân sách; phân cấp nhiệm vụ cần gắn với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu.
![]() |
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Dự thảo luật bổ sung quy định cân đối nguồn thu thuế giá trị gia tăng (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu), sau khi trừ hoàn thuế giá trị gia tăng mới thực hiện phân chia ngân sách Trung ương (70%) và ngân sách địa phương (30%). Bổ sung quy định phần 30% thuế giá trị gia tăng sau khi trừ hoàn thuế phân bổ theo nguyên tắc, tiêu chí (dân số, diện tích...) và tính đến các yếu tố đặc thù của từng địa phương.
Dự thảo luật cũng bổ sung quy định về phân cấp nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương để thay đổi căn bản phương thức phân chia so với Luật NSNN năm 2015 đối với các khoản thu phân chia thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường. Theo đó, tỷ lệ phân chia được quy định theo từng nhóm địa phương có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tương đồng.

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam
Tin đọc nhiều

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xử lý vụ Công an phường Dương Nội

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công an Hà Nội liên tiếp đình chỉ 2 cán bộ có dấu hiệu sai phạm

Xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
