--> -->
Dòng sự kiện:

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

12/05/2025 21:19

Chia sẻ
Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Từ ngày 6/5, dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được tổ chức lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân.

Bên hành lang Kỳ họp thứ 9, trao đổi với báo chí, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho rằng, Hiến pháp năm 1992 là bản Hiến pháp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, còn Hiến pháp năm 2013 là bước phát triển tiếp theo của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 lần này nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tạo cơ sở hiến định cho việc sắp xếp cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Đại biểu Phạm Văn Hoà cũng cho rằng, việc tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, giảm biên chế có ý nghĩa rất lớn, vì khi chi ngân sách cho bộ máy giảm đi, chúng ta sẽ có thêm nguồn lực chi cho an sinh xã hội, đầu tư phát triển.

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Đại biểu Phạm Văn Hoà trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội.

Sau gần 40 năm đổi mới và phát triển đất nước, Việt Nam đã cơ bản xây dựng được hệ thống an sinh xã hội đồng bộ, đạt được nhiều thành tích. Song, nhu cầu chi cho an sinh xã hội ngày càng lớn.

Nếu tới đây triển khai thực hiện chính sách miễn lệ phí khám, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội toàn dân… sẽ đòi hỏi lượng kinh phí không nhỏ. Chưa kể, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, nhà ở xã hội…, đặc biệt là chăm lo để người dân có mức sống cao hơn, chất lượng đời sống tốt lên.

“Lần sửa đổi này được thực hiện với tinh thần mở, việc lấy ý kiến rộng rãi của Nhân dân sử dụng công nghệ số, như nền tảng VNeID để bảo đảm tính dân chủ, toàn diện và thực chất trong tình hình mới”, đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Phạm Văn Hoà cũng cho biết, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này. Bởi, những thay đổi không chỉ nhằm khắc phục những bất cập của thực tiễn, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, mà còn hướng tới việc phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững của đất nước.

“Nhiều cử tri đã chia sẻ, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này đã phản ánh đúng đắn nguyện vọng của mình. Cử tri và người dân cũng đang trông chờ việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh vì giúp giảm số lượng các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, từ đó tinh giản biên chế, giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước”, đại biểu cho hay.

Hơn nữa, khi quy mô tỉnh được mở rộng, năng lực tổ chức và điều hành của bộ máy chính quyền địa phương cũng được nâng cao. Các quyết sách sẽ được hoạch định trên cơ sở tổng thể và dài hạn hơn, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của vùng liên kết. Các đơn vị hành chính sau sáp nhập có điều kiện tổ chức lại hệ thống hạ tầng, dịch vụ công, tạo ra lợi thế về quy mô, tránh tình trạng chồng chéo trong chỉ đạo và điều phối.

Theo dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nội dung sửa đổi, bổ sung trọng tâm là 2 nhóm nội dung: Các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; Các quy định tại Chương IX để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Đồng thời, có quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.

Phương Thảo

Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội xuất hiện thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới, trong đó có quy định về Hà Nội và TP.HCM sẽ cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn. Thông tin ngay lập tức lan truyền và gây "xôn xao" dư luận. Thậm chí khiến nhiều người lo lắng, bức xúc.

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
Xem thêm