
Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời
13/05/2025 09:44
Đề nghị cân nhắc việc cấm hoàn toàn mua, bán dữ liệu cá nhân Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân |
Quy định phù hợp với từng loại dữ liệu cá nhân
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận ở Tổ về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là dự án Luật đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận, với mong muốn sẽ tạo hành lang pháp lý để ngăn chặn được tình trạng buôn bán dữ liệu cá nhân, tấn công, lừa đảo... trên mạng, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.
Thảo luận về dự thảo Luật, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình về sự cần thiết ban hành luật trên cả phương diện cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn.
Đại biểu Vũ Thị Liên Hương (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) cho rằng, trong dự thảo Luật có phần giải thích từ ngữ “dữ liệu cá nhân” bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Đại biểu đề nghị cần phân định rõ những dữ liệu nào là dữ liệu cá nhân cơ bản, dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Nên chăng thiết kế một điều giao cho Chính phủ quy định rõ, liệt kê rõ để chúng ta dễ thực hiện trong triển khai luật.
![]() |
Đại biểu Vũ Thị Liên Hương (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định) cũng cho rằng, dự thảo Luật chưa thể hiện rõ định nghĩa về dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Qua thẩm tra, có ý kiến cho rằng cần định nghĩa rõ, bởi từ chỗ hiểu được nội hàm thì mới có những quy định phù hợp với từng loại dữ liệu cá nhân. Chẳng hạn, đối với dữ liệu cá nhân nhạy cảm thì sẽ có những quy định chặt chẽ hơn, nhất là việc chuyển dữ liệu ra nước ngoài.
Đề cập đến quy định: “Áp dụng mức xử phạt hành chính từ 1% đến 5% doanh thu năm liền trước của tổ chức, doanh nghiệp có vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Chính phủ quy định chi tiết quy định cụ thể về mức phạt, khung tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính”, đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho biết, một số trang báo cho rằng, quy định xử phạt như vậy là quá nặng.
Hiện nay chúng ta xử phạt vi phạm hành chính đều căn cứ vào hành vi và đưa ra một mức nào đó theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định. Dự thảo Luật quy định mức xử phạt như trên là rất cao so với các quy định về xử phạt vi phạm hành chính hiện nay.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định). Ảnh: Quốc hội |
Vấn đề là chỉ một lỗi nhỏ trong bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng bị phạt như vậy mà không xét đến tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, hậu quả, mức độ nghiêm trọng… là không phù hợp với nguyên tắc xử lý chung. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Hải Dũng mong muốn Cơ quan soạn thảo giải trình hoặc xem xét việc quy định xử lý vi phạm cho phù hợp.
Làm rõ việc lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân từ đâu?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội - đại biểu Nguyễn Minh Đức nhìn nhận, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân rất cấp thiết nhưng cũng rất phức tạp. Theo quy định, dữ liệu cá nhân gồm dữ liệu cơ bản và dữ liệu nhạy cảm. Ví dụ số căn cước là dữ liệu cơ bản, nhưng số tài khoản lại là dữ liệu nhạy cảm.
![]() |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội - đại biểu Nguyễn Minh Đức. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Nguyễn Minh Đức băn khoăn trước thực trạng trong bán hàng online hiện nay, người mua phải chia sẻ thông tin cá nhân với người bán hàng, gồm cả họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà, cơ quan, số tài khoản trong quá trình chuyển tiền mua hàng.
Những thông tin này sau đó lại được chia sẻ với đội ngũ shipper. Mỗi ngày một shipper thực hiện hàng trăm cuộc ship hàng và có hàng trăm dữ liệu cá nhân của những người mua. Vậy kiểm soát dữ liệu cá nhân như thế nào, quy định người bán hàng, shipper cũng là bên phải quản lý dữ liệu cá nhân, hay là bên thứ ba, kiểm soát dữ liệu như thế nào?
Cũng theo đại biểu, hiện nay, người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi “rác”. Tại sao các đối tượng lừa đảo, vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ những ai chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân...
Đại biểu Nguyễn Minh Đức cho biết, qua điều tra, cơ quan chức năng khẳng định, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó có cả những tổ chức cá nhân có trách nhiệm quản lý dữ liệu cá nhân đã làm lộ lọt, có trường hợp vô tình lộ lọt, thiếu trách nhiệm hoặc có cả trường hợp vụ lợi.
Với những bất cập trên, đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng, bài toán đặt ra là phải làm rõ việc lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân từ đâu và phải có giải pháp ngăn chặn kịp thời, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân ra đời để bảo vệ người dân được tốt hơn.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh). Ảnh: Quốc hội |
Góp ý vào Điều 7 quy định về hành vi bị cấm, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh) đề nghị bổ sung một khoản mới là: “Việc lợi dụng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân là công chức, viên chức để thu thập, tiết lộ hoặc chuyển giao dữ liệu cá nhân không đúng mục đích, không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật”.
Nữ đại biểu cho rằng, quy định như vậy rất quan trọng bởi vì không phải tổ chức, cá nhân nào thuộc cơ quan Nhà nước đều có thể được khai thác dữ liệu cá nhân và được quyền sử dụng, phải có nguyên tắc để bảo vệ, do đó phải có quy định cấm đối với nhóm đối tượng này.
Liên quan đến quy định về xử lý dữ liệu cá nhân và cơ chế giám sát khi xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà đề nghị bổ sung quy định yêu cầu các cơ quan hành chính phải có cơ chế giám sát và đảm bảo đúng quy trình về bảo vệ bí mật Nhà nước bởi vì giám sát cơ chế xử lý dữ liệu này có những trường hợp không cần phải có sự đồng ý, nhưng phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo đúng quy trình.

Vụ buôn lậu đất hiếm: Chủ tịch Công ty Thái Dương Đoàn Văn Huấn thừa nhận sai phạm

Lan tỏa tinh thần thi đua trong Tháng Công nhân năm 2025

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội biểu dương 182 cán bộ, nhân viên y tế giỏi

Prudential ra mắt thị trường sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo vệ tối đa

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Mở rộng đối tượng viên chức được thành lập, tham gia quản lý, làm việc tại doanh nghiệp

Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch
Tin đọc nhiều

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Atalanta vs Roma: Cuộc chiến sống còn vì tấm vé Champions League

Giá xăng dầu hôm nay (12/5): Dầu thế giới vẫn tiếp tục leo dốc
