--> -->
Dòng sự kiện:

“Đánh thức” niềm yêu thích đọc sách trong cộng đồng

14/06/2022 13:28

Chia sẻ
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày nay nhiều người dần rời xa thói quen đọc sách, bên cạnh đó phương thức tiếp cận với sách cũng thay đổi, không chỉ đọc sách giấy truyền thống, bạn đọc có thể tiếp cận với sách điện tử. Trước những ảnh hưởng đó, để “đánh thức” niềm yêu thích đọc sách trong cộng đồng, để văn hóa đọc được tiếp tục lan tỏa, tạo cảm hứng cho thế hệ trẻ đòi hòi cần có những cách làm linh hoạt, sáng tạo.
Cuốn sách “Cho và nhận - Bài học cuộc đời”, gửi thông điệp ý nghĩa TP.HCM: Ra mắt mô hình Thư viện số, đọc sách qua mã QR code Phát động phong trào đọc sách trong cộng đồng

Sách là nguồn tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đọc sách là thói quen bổ ích giúp người đọc nâng cao kiến thức, tăng kỹ năng tư duy, giúp hoàn thiện nhân cách, được thư giãn sau thời gian học tập, làm việc căng thẳng... Nhiều cuốn sách đã trở thành “liều thuốc” giúp người đọc vượt qua được những áp lực trong công việc, cuộc sống.

“Đánh thức” niềm yêu thích đọc sách trong cộng đồng
Để thúc đẩy văn hóa đọc phải có sự kết hợp giữa bạn đọc và người viết sách, đối với người sáng tác phải xuất bản những cuốn sách hay, thu hút người đọc

Với các giá trị thiết thực mà sách đem lại, những năm gần đây, văn hóa đọc được các cấp, ngành, địa phương quan tâm nhiều hơn trước. Nhiều hoạt động khuyến khích niềm đam mê đọc sách trong cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên, nhi đồng được tổ chức.

Có thể kể đến những hoạt động thường niên nổi bật như: cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc; xếp sách nghệ thuật; vẽ tranh theo sách dành cho thiếu nhi; viết cảm nhận về một cuốn sách dành cho đoàn viên, thanh niên; phong trào quyên góp sách ủng hộ thư viện nhà trường, tặng các bạn học sinh vùng khó khăn... Tuy nhiên thực tế hiện nay tỉ lệ đọc sách của nước ta vẫn còn hạn chế.

Đánh giá về tiềm năng phát triển văn hóa đọc, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Nguyên cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với năng lực sản xuất của ngành xuất bản cao tuy nhiên tỉ lệ đọc sách chưa cao như kỳ vọng.

Theo một khảo sát có khoảng trên 20% bạn đọc thường xuyên đến với sách, đây là thị trường tiềm năng, tuy nhiên hơn 80% bạn đọc chưa quan tâm đến sách, đó cũng là thách thức phải làm sao để thu hút bạn đọc đến với sách.

“Các khu vực đô thị việc phục vụ văn hóa đọc rất tốt, có nhiều thiết chế văn hóa đọc tại các đô thị tuy nhiên ở vùng nông thôn tình trạng đói sách hoặc khoảng trống khá nhiều. Từ những tồn tại đó, mô hình nhà văn hóa cộng đồng trong đó lồng ghép các hoạt động của thư viện, hoạt động của không gian sách tới vùng nông thôn rất quan trọng”, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành chia sẻ.

Cùng chung quan điểm, Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết, hiện nay văn hóa đọc ở nước ta rất tốt, tất cả những tinh hoa của văn hóa thế giới đều được các nhà xuất bản dịch, xuất bản sách. Tiềm năng đọc sách ở nước ta rất lớn, vấn đề đặt ra phải làm sao để đánh thức niềm yêu thích đọc sách trong nhân dân. Nước ta đã có Ngày sách Việt Nam nhưng để đưa sách vào đời sống đòi hỏi sự chung tay của toàn dân, phải đưa Ngày sách trở thành Ngày hội của toàn dân chứ không phải chỉ là phong trào.

“Để thúc đẩy văn hóa đọc phải có sự kết hợp giữa bạn đọc và người viết sách, đối với người sáng tác phải xuất bản những cuốn sách hay, thu hút người đọc. Hiện nay điều đáng lo ngại nhất là đối tượng cần đọc sách nhất họ không có điều kiện để đọc, đó là các quan chức, học sinh, sinh viên”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ.

Bên cạnh đó khi bàn về vấn đề này, các chuyên gia đều cho rằng cùng với xã hội và nhà trường, gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng và duy trì thói quen đọc sách cho trẻ. Ông bà, cha mẹ chính là những người gần gũi với con, cháu, họ phải là người dẫn dắt, hình thành cho con trẻ những lối sống, thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.

Ở một góc độ khác, để khơi dậy niềm đam mê đọc sách của bạn đọc, các nhà xuất bản và công ty sách cần phải có sự chuyển động mạnh mẽ và toàn diện trong hoạt động xuất bản và kinh doanh của mình. Đặc biệt các cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng, quan tâm công tác thị trường đẩy lùi sách giả, sách lậu, phát hành những tác phẩm có giá trị, mang thông điệp tích cực, giàu tính nhân văn

“Việc tạo dựng thói quen đọc sách cho trẻ là rất quan trọng. Hiện nay Bộ luật Giáo dục cũng như các nội dung liên quan đến tiết học trong nhà trường đã có những quy định tuy nhiên để mang tính bắt buộc tôi nghĩ rằng rất cần các thiết chế mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó rất cần sự quan tâm đầu tư về phía các trường học, phải làm sao cho thư viện trường thật hấp dẫn, lôi cuốn trẻ đọc sách.

Cùng đó việc xây dựng tủ sách ở gia đình cũng rất quan trọng, bởi thói quen đọc sách cần xuất phát từ gia đình, thói quen đó không được tạo lập từ gia đình thì môi trường cộng đồng khác rất khó xây dựng được”, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Nguyễn Nguyên nhấn mạnh.

N.Hoa

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm