
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
25/04/2025 22:00
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Tạo động lực cho sáng tạo và phát triển Cần giữ quy định phạt hành chính với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ |
Lấy cảm hứng từ phong trào "Bình dân học vụ" lịch sử do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng năm 1945, phong trào "Bình dân học vụ số" không chỉ nhằm phổ cập kỹ năng số mà còn đặt nền móng quan trọng cho việc nâng cao nhận thức về bảo vệ tài sản trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số.
Với phương châm "Kiến thức là nền tảng, công nghệ là công cụ để tiến xa", phong trào này đã thực sự trở thành động lực quan trọng để mọi ngành, mọi lĩnh vực chủ động nắm bắt cơ hội và thích nghi với sự phát triển của công nghệ.
Đối với lĩnh vực bản quyền hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng kỹ thuật số đã tạo ra một nghịch lý. Một mặt, nghệ sĩ và nhà sáng tạo có thêm nhiều cơ hội tiếp cận công chúng toàn cầu; mặt khác, tác phẩm của họ cũng dễ dàng bị sao chép, phân phối trái phép hơn bao giờ hết. Điều này dẫn đến tình trạng các nhà sáng tạo bị thất thoát giá trị kinh tế từ công sức lao động sáng tạo của mình.
![]() |
Chương trình giao lưu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của Sở hữu trí tuệ” nhân kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4 do Cục Bản quyền tác giả tổ chức vừa qua. |
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Cương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bản quyền Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, vấn đề vi phạm bản quyền trở nên nổi cộm trong thời gian gần đây do hai yếu tố chính. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của ngành sáng tạo nội dung số và sự mở rộng của các nền tảng phân phối nội dung toàn cầu. Khi các sáng tạo tạo ra giá trị trên quy mô lớn, tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ để thu lợi cũng ngày càng gia tăng.
Mặt khác, ông Nguyễn Văn Cương cũng nhận định rằng, hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ, bản quyền đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, để thực thi các quy định bảo vệ bản quyền, nhất là trên môi trường số cần phải có những hành động mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ bản quyền trong thương mại điện tử. Một trong những bước tiến quan trọng là việc áp dụng các điều khoản trong các hiệp định quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan. Việt Nam đã tham gia 8 trên 9 Điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán, ký kết 2 Hiệp định song phương và 14 Hiệp định kinh tế, thương mại tự do với các quốc gia và khu vực kinh tế khác nhau trên thế giới.
Đáng chú ý là việc tham gia hai Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về bản quyền trên internet: WCT năm 2021 và WPPT năm 2022, cùng với các hiệp định thương mại quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4/2025, cần nhấn mạnh rằng, về hành lang pháp lý trong nước, năm 2022, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 17/NĐ-CP/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả, quyền liên quan vào đúng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4/2023).
Trong các văn bản pháp luật mới này đã có những điều khoản quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian - một trong những điểm vướng mắc then chốt khi xử lý vi phạm bản quyền trên môi trường số.
Giám đốc Trung tâm Bảo vệ bản quyền Việt Nam Nguyễn Văn Cương cho biết: "Cục Bản quyền tác giả hiện đang xây dựng một phần mềm và cơ sở dữ liệu trực tuyến để lưu trữ và xác nhận tác phẩm có bản quyền, tác giả rõ ràng, kêu gọi các đơn vị liên quan (đặc biệt là các nền tảng online) cùng đổ dữ liệu về một hệ thống chung, nhằm đảm bảo tính minh bạch và quản lý thống nhất. Việc này đang được giao cho Trung tâm Bảo vệ bản quyền Việt Nam. Theo quy định của Nhà nước, Cục Bản quyền tác giả là cơ quan duy nhất cung cấp thông tin bản quyền chính thức".
Ông Nguyễn Văn Cương cũng nhấn mạnh, phong trào "Bình dân học vụ số" có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa tôn trọng bản quyền. Tổng Bí thư Tô Lâm khi phát động phong trào đã nhấn mạnh: "Chúng ta không chỉ kế thừa di sản quý báu của lịch sử, mà còn phải biết ứng dụng nó vào thực tiễn hiện nay. Việc trang bị tri thức số sẽ giúp người dân tự tin hơn trong môi trường số, chủ động nắm bắt cơ hội và thích nghi với sự phát triển của công nghệ".
Chính thông qua phong trào này, việc đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật bản quyền, hướng dẫn sử dụng công cụ bảo vệ bản quyền và minh bạch hóa quy trình xử lý tranh chấp từ các nền tảng trung gian sẽ được thực hiện một cách hiệu quả, góp phần xây dựng một xã hội số văn minh, nơi quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và bảo vệ.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế sáng tạo, việc bảo vệ tài sản trí tuệ không chỉ là vấn đề pháp lý, mà còn là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sáng tạo và đổi mới.
Phong trào "Bình dân học vụ số" và sự kiện kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4 hằng năm là những dịp quan trọng để cộng đồng cùng nhau cam kết bảo vệ và tôn vinh giá trị của tài sản trí tuệ trong kỷ nguyên số.
Công nghệ số khi được ứng dụng đúng đắn thông qua phong trào này, sẽ là công cụ mạnh mẽ giúp cân bằng giữa việc phổ biến tri thức và bảo vệ quyền lợi của nhà sáng tạo, từ đó góp phần xây dựng một xã hội số công bằng và bền vững.

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Cùng lan tỏa tình yêu đất nước

Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tin đọc nhiều

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng “phi mã”

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
