--> -->
Dòng sự kiện:

Người dân có thể phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật qua điện thoại di động

28/02/2025 12:21

Chia sẻ
Hệ thống này có thể được sử dụng trên điện thoại di động (app.mobile) và website sử dụng trên máy vi tính để cá nhân, tổ chức, cơ quan dễ dàng gửi phản ánh, kiến nghị và theo dõi tiến trình xử lý phản ánh, kiến nghị đó.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh vừa làm việc với các đơn vị về nội dung dự kiến triển khai Quyết định số 244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”.

Theo Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Nguyễn Duy Thắng, thời gian qua, Cục Kiểm tra VBQPPL đã chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin, Công ty cổ phần Bkav nghiên cứu, xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL (sử dụng trên điện thoại di động và website sử dụng trên máy tính).

Hiện Cục Công nghệ thông tin đang kết nối với C06 – Bộ Công an tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Phần mềm cơ bản đã được hoàn thiện và sẵn sàng đưa vào vận hành thử nghiệm.

Người dân có thể phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật qua điện thoại di động
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: AT

Trong thời gian tới, Cục Kiểm tra VBQPPL sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận đưa vào khai thác, vận hành thử nghiệm Hệ thống trên tại Bộ Tư pháp. Đồng thời hướng dẫn các Bộ, địa phương thực hiện kết nối, sử dụng ứng dụng hệ thống trong xử lý kiến nghị, phản ánh quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trên Hệ thống thuộc lĩnh vực quản lý.

Bên cạnh đó, xây dựng dự thảo Công điện của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Đề án và dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 244/QĐ-TTg, trong đó xác định rõ công việc, tiến độ, kết quả, sản phẩm đầu ra của từng đơn vị liên quan.

Theo Quyết định số 244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đề án được triển khai nhằm nhằm ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp trong hệ thống pháp luật trên cơ sở xây dựng, vận hành hiệu quả Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL.

Từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị và nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận.

Việc ứng dụng công nghệ số cũng nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức, cơ quan phản ánh, kiến nghị kịp thời, nhanh chóng và giám sát quá trình tiếp nhận, xử lý các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.

Qua đó nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và năng lực phản ứng chính sách của cơ quan, người có thẩm quyền; tăng cường hiệu quả hoạt động rà soát, kiểm tra VBQPPL và tổ chức thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Theo Đề án, Bộ Tư pháp được giao xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về VBQPPL, tích hợp với thông tin, dữ liệu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Ứng dụng định danh quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia để giảm thiểu chi phí xã hội, rút ngắn thời gian, tăng tính xác thực và nâng cao hiệu quả hoạt động rà soát VBQPPL, theo dõi thi hành pháp luật, phản ứng chính sách.

Hệ thống này có thể được sử dụng trên điện thoại di động (app.mobile) và website sử dụng trên máy vi tính để cá nhân, tổ chức, cơ quan dễ dàng gửi phản ánh, kiến nghị và theo dõi tiến trình xử lý phản ánh, kiến nghị đó. Từ tháng 3/2025, Hệ thống bắt đầu vận hành thử nghiệm, đến tháng 6/2025 thì vận hành chính thức.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp gửi phản ánh, kiến nghị có quyền phản hồi lại thông tin nhằm làm rõ hơn kết quả xử lý của cơ quan nhà nước và đánh giá kết quả xử lý của cơ quan nhà nước với 5 tiêu chí sau: Rất hài lòng; hài lòng; bình thường; không hài lòng; rất không hài lòng và ý kiến khác (nếu có).

Cũng liên quan đến việc ứng dụng công nghệ số trong công tác tư pháp, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp vừa tổ chức Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật”.

Tại Tọa đàm, Trưởng phòng Phòng Chuyển đổi số, Cục Công nghệ thông tin Nguyễn Trung Dũng cho biết, sau 10 năm đưa vào sử dụng, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Tính đến 31/12/2024, các cơ quan ở trung ương và địa phương đã cập nhật được 145.067 văn bản QPPL. Trong đó, các cơ quan ở trung ương cập nhật được 44.361 văn bản, các cơ quan ở địa phương cập nhật được 100.706 văn bản.

Thông tin của văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật cơ bản thường xuyên cập nhật, bảo đảm chính xác, đầy đủ, tin cậy phục vụ nhu cầu tiếp cận và tra cứu của người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước (50.000 lượt truy cập/ngày). Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật đã bộc lộ những hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình cập nhật, khai thác, sử dụng.

Phương Thảo

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm