--> -->
Dòng sự kiện:
Góc nhìn

Để chính sách đi vào cuộc sống

27/10/2020 14:19

Chia sẻ
Thời gian qua, thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, số vụ tai nạn giao thông do nguyên nhân sử dụng rượu bia đã có xu hướng giảm đáng kể. Đáng nói, đây là một trong những văn bản pháp luật được đánh giá phát huy hiệu quả tức thì trong cuộc sống, tác động tích cực đến ý thức người cầm lái. Mấu chốt nằm ở chỗ, công tác xử lý cần tiến hành thường xuyên, liên tục mới có thể duy trì tác dụng răn đe.
Từ năm 2020, xe không chính chủ có thể bị phạt 8.000.000 đồng Tước bằng lái xe 5 tháng với tài xế đi lùi trên cao tốc Không nương tay với lái xe uống rượu bia
Để chính sách đi vào cuộc sống
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn của các lái xe

Nhắc đến những hậu quả tiêu cực của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, hẳn không ít người sẽ đồng tình và đều muốn ngăn chặn hành vi lạm dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Vì sao ư? Bởi có quá nhiều lái xe đã gây tai nạn giao thông thảm khốc khi vừa rời bàn nhậu. Rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra đều bắt nguồn từ bia rượu. Do say xỉn không làm chủ được tay lái, xử lý tình huống kém, nhiều người đã gieo những “án tử” không hẹn trước cho những người tham gia giao thông khác và cả chính mình.

Còn nhớ, cách đây ít năm, một cuộc khảo sát do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện tại 10 địa phương cho thấy, tỷ lệ các vụ tai nạn giao thông do rượu bia chiếm khoảng 40%. Trước vấn nạn gây nhức nhối xã hội này, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực với mức xử phạt hành chính rất nặng đã có tác dụng chấn chỉnh vi phạm, như một “phương thuốc” đặc trị công hiệu với “căn bệnh” nan y.

Theo đó, những “ma men” khi bị phát hiện có thể bị xử lý tối đa lên tới 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 24 tháng đối với ôtô; phạt đến 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe đến 18 tháng đối với xe môtô. Thậm chí, cả người đi xe đạp, xe đạp điện cũng bị phạt nếu vi phạm nồng độ cồn.

Mức xử lý cao cùng sự quyết liệt của các ngành chức năng khi triển khai thực hiện… đã giúp ý thức của người dân nâng lên rõ rệt. Có nhiều thời điểm các quán nhậu thưa vắng khách, chủ quán phải thuê phương tiện chở khách về. Đại bộ phận người dân, đặc biệt là người điều khiển phương tiện giao thông thay đổi hẳn thói quen sử dụng rượu, bia sau rất nhiều năm khó bỏ.

Ở câu chuyện này, bài học rút ra là để đấu tranh với vấn nạn sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện, ngoài chế tài đủ mạnh cần phải có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ. Từng theo chân Cảnh sát giao thông xử lý các “ma men” sau khi rời quán nhậu, bên cạnh thấy rõ sự thay đổi nhận thức của người dân đối với việc sử dụng rượu bia trước khi lái xe bản thân người viết nhận thấy xử lý vi phạm nồng độ cồn thường khó khăn hơn so với các vi phạm khác.

Cụ thể, những trường hợp sử dụng rượu, bia có nhận thức và hành động không thực sự chuẩn mực. Có trường hợp còn tỏ thái độ chống đối, lăng mạ, xúc phạm lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Song, với tinh thần trách nhiệm, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ vừa phân tích, tuyên truyền để người vi phạm hiểu rõ hậu quả đi kèm với lỗi vi phạm của mình, vừa kiên quyết xử lý. Đối với những trường hợp cố tình không hợp tác, chống người thi hành công vụ, lực lượng chức năng sẽ tổ chức ghi hình, mời nhân chứng xử lý nghiêm đối tượng trước pháp luật.

Dẫn như vậy để thấy, bên cạnh mức xử phạt nặng, để Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cũng như Nghị định 100/2019/NĐ-CP tiếp tục phát huy hiệu quả và để trật tự an toàn giao thông được đảm bảo một cách bền vững thì điều cốt yếu là công tác này cần được duy trì bền bỉ và liên tục. Ngoài ra, để người dân nâng cao ý thức, các ngành chức năng cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết pháp luật về giao thông cho các tầng lớp nhân dân.

Chú trọng tăng cường các biện pháp tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng vùng miền, khu vực dân cư; tập trung tuyên truyền tới những đối tượng có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền, song cần huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và trách nhiệm của toàn xã hội; kiểm tra, thanh tra, giám sát xử lý các hành vi vi phạm để hướng tới sự thay đổi hành vi của người dân./.

Luyện Đinh – Kim Tiến

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm