--> -->
Dòng sự kiện:

Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột của nền kinh tế

22/03/2025 12:01

Chia sẻ
Trong gần 4 thập kỷ qua, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, chuyển mình từ một thành phần kinh tế còn nhỏ lẻ, manh mún, thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế.
“Giữ lửa” kinh tế tư nhân Khơi thông các "điểm nghẽn" để kinh tế tư nhân phát triển Vốn tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân như thế nào?

Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tổng cầu

Về quy mô, theo số liệu của Cục Thống kê, khu vực kinh tế tư nhân trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP, và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Khu vực này tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.

Chia sẻ bên lề hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân", Tiến sĩ Lê Duy Bình - Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn về Quản lý Kinh tế - Economica Việt Nam cho rằng, chúng ta không thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, và cũng không thể chuyển dịch sang nền kinh tế đổi mới sáng tạo nếu như khu vực kinh tế tư nhân không tăng trưởng ở tốc độ cao, không chuyển mình mạnh mẽ.

Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột của nền kinh tế
Kinh tế tư nhân hiện đang đóng góp 56% tổng đầu tư toàn xã hội. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa)

“Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tổng cầu, do vậy đóng vai trò quyết định tới tốc độ tăng trưởng. Sự đóng góp này thể hiện qua đầu tư tư nhân, tiêu dùng của doanh nghiệp và các cơ sở kinh tế và đóng góp của kinh tế tư nhân cho xuất nhập khẩu. Từ góc độ tổng cầu, khu vực kinh tế tư nhân hiện đang đóng góp tới gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cũng từ góc độ đầu tư vốn là một cấu phần quan trọng của tổng cầu, khu vực tư nhân đang đóng vai trò quan trọng về đầu tư.

Kinh tế tư nhân hiện đang đóng góp 56% tổng đầu tư toàn xã hội. Đây là tỷ trọng rất cao so với mức 28% của khu vực kinh tế nhà nước và 16% của khu vực FDI. Trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt khoảng 174 tỷ USD vào năm 2025, đầu tư tư nhân sẽ đóng góp khoảng 96 tỷ USD. Đầu tư công sẽ chỉ đóng góp khoảng 36 tỷ USD, khu vực FDI khoảng 28 tỷ USD, và đầu tư khác khoảng 14 tỷ USD”, ông Lê Duy Bình cho biết.

Như vậy, chỉ cần đầu tư của kinh tế tư nhân tăng 1%, sẽ mang lại mức tăng về giá trị tuyệt đối tương đương với việc đầu tư công phải tăng 2,5% và đầu tư nước ngoài phải tăng 3,5%. Tác động của tăng trưởng đầu tư tư nhân trong nước đối với tổng cầu lớn hơn rất nhiều so với đầu tư từ khu vực công và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Cùng với đó, các doanh nghiệp tư nhân đóng góp đáng kể vào sự mở rộng của phạm vi che phủ của bảo hiểm xã hội và các chương trình an sinh xã hội. Do tổng số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước suy giảm, và lao động trong khu vực nhà nước và khu vực công sẽ có xu hướng giảm xuống - đặc biệt trong bối cảnh sắp xếp lại bộ máy các cơ quan nhà nước như hiện nay, các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân đóng một vai trò chủ chốt trong việc tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội trên cả nước, từ 9,2 triệu người năm 2010, lên khoảng 17,5 triệu người, đạt 38,08% lực lượng lao động trong độ tuổi; và khoảng 14,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi tính đến năm 2023.

Với những nỗ lực đang tiếp diễn về cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách khu vực công, rõ ràng kinh tế tư nhân sẽ là khu vực chịu trách nhiệm chính cho mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 45% và đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW.

Cần có các chính sách mang tính kiến tạo

Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột của nền kinh tế
Để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, cần có các chính sách mang tính kiến tạo. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Cùng với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tư nhân trong đó nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đã trở thành một lực lượng quan trọng và dần dần trưởng thành. Tuy nhiên, mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước còn lỏng lẻo và nền kinh tế còn tồn tại hiện tượng ba nền kinh tế trong một nền kinh tế.

Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn được đánh giá là dưới tiềm năng và cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa để trở thành nhân tố quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang mô hình kinh tế dựa nhiều trên hiệu quả, kinh tế tri thức, dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Theo Tiến sĩ Lê Duy Bình, để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, cần có các chính sách mang tính kiến tạo để doanh nghiệp trong khu vực phi chính thức chuyển đổi thành doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi thành doanh nghiệp quy mô lớn hơn, và các doanh nghiệp lớn sẽ nâng cao được năng lực để trở thành động lực, hạt nhân tăng trưởng của một ngành, một khu vực hay một cụm doanh nghiệp.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng nhấn mạnh rằng: Vai trò của doanh nghiệp tư nhân rất quan trọng, không chỉ qua các con số. Ở những vùng miền kinh tế của đất nước, đặc biệt là những vùng khó khăn, những doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đều có mặt. Đối với những ngành nghề trước đây chúng ta thường nói mà chỉ có doanh nghiệp nhà nước có thể làm, thì bây giờ doanh nghiệp tư nhân làm tốt hơn.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, trong bối cảnh mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói, thì một chiến lược rõ ràng để phát triển kinh tế tư nhân là điều tất yếu. Chiến lược này phải xác định sứ mệnh của kinh tế tư nhân không chỉ là động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế, mà còn là lực lượng tiên phong, chủ lực trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong thực hiện những công trình quan trọng của quốc gia nhằm nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế.

“Tôi hy vọng chiến lược sắp tới của Bộ Chính trị sẽ huy động hết nguồn lực của kinh tế tư nhân, hết tính sáng tạo, năng động của khu vực này, qua đó giúp tận dụng được hết cơ hội phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nói chung và cả nền kinh tế”, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Bảo Thoa

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm