--> -->
Dòng sự kiện:

Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập

21/05/2025 15:21

Chia sẻ
Đại biểu Nguyễn Hữu Đàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính.
Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ Chính phủ trình Quốc hội một số chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Thành lập Quỹ phát triển nhà ở thu nhập thấp

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) ủng hộ việc bỏ quy định về thẩm định phê duyệt dự án khả thi, tiền khả thi, bỏ việc phê duyệt chủ trương quy hoạch.

Về việc xác định giá bán, đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết, với dự án nhà ở xã hội, nhà đầu tư bỏ tiền ra xây nhưng Nhà nước duyệt giá bán. Hiện nay chúng ta làm 2 bước là khi xây dựng xong móng thì được bán. Giá bán lúc xây dựng xong móng mang tính dự kiến, doanh nghiệp trình cơ quan quản lý Nhà nước thẩm tra, công bố giá tạm tính.

Sau khi xây dựng xong toàn bộ thì đơn vị xây dựng quyết toán trở lại, kiểm toán vào kiểm tra chi phí và tính ra giá bán mới. Nếu giá bán mới cao hơn giá công bố thì không thu thêm, nếu giá bán thấp hơn thì phải trả lại cho người mua.

Đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội tại các địa phương thực hiện sáp nhập
Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ sáng 21/5. Ảnh: Như Ý

"Việc quy định Nhà nước kiểm tra lần 2, bỏ bước kiểm tra ban đầu như dự thảo Nghị quyết quy định là phù hợp, tránh mất thời gian", đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Đồng tình với quy định về thành lập Quỹ phát triển nhà ở thu nhập thấp, đại biểu phân tích, theo quy định khi đầu tư vào nhà ở thu nhập thấp thì đầu tư sinh lợi rất thấp (chỉ 10%). Trong khi đó, huy động vốn rất khó được 10%, lãi suất thấp, lợi nhuận không bù được. Vì thế việc xây dựng Quỹ là phù hợp.

Đại biểu cũng đề xuất lấy toàn bộ tiền 2% phát triển nhà ở xã hội chuyển sang nhà thương mại đưa vào Quỹ phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, phải ưu tiên các dự án đầu tư nhà ở xã hội cho thuê để ổn định lâu dài, tránh việc mua nhà ở xã hội và bán lại sau 5 năm.

Cần có tiêu chí lựa chọn đối tượng thụ hưởng

Đại biểu Nguyễn Thị Lưu Mai (Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) nhất trí với quy trình đặc thù tại dự thảo Nghị quyết và nhấn mạnh, đi đôi với đơn giản hóa thủ tục cần đưa ra điều kiện. Ví dụ như dự án nhà ở xã hội được áp dụng quy trình rút gọn không qua đấu thầu mà chỉ định thầu rút gọn, hoặc không cần báo cáo giá tiền khả thi...

"Đây là chính sách tác động đến cuộc sống người dân, khi dự án được thực hiện phải bảo đảm chất lượng. Vì thế đề nghị bổ sung trách nhiệm của cơ quan chỉ định thầu nhằm bảo đảm chất lượng nhà ở, an toàn tính mạng của người dân", đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

Về đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội, theo nữ đại biểu, thực tế đối tượng thụ hưởng khá rộng, trong khi nguồn lực có hạn. Do vậy cần có tiêu chí lựa chọn đối tượng thụ hưởng, có thứ tự ưu tiên rõ ràng để chính sách đúng và trúng, xứng đáng với người được hưởng.

Liên quan đến việc thành lập Quỹ nhà ở xã hội, đại biểu khẳng định, việc có Quỹ là cần thiết, tuy nhiên dự thảo Nghị quyết cần bổ sung địa vị pháp lý, nguồn, cơ chế sử dụng, trách nhiệm trong quản lý Quỹ. Đồng thời, Quỹ cần được thanh tra, kiểm soát đầy đủ bảo đảm tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực.

Việc xác định giá bán, giá thuê mua phải gắn liền với trách nhiệm giải trình

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận) cho biết, về xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội, qua nghiên cứu, ông thấy rằng vẫn còn có những điểm chưa phù hợp, còn mẫu thuẫn và có thể khó triển khai trong thực tế.

Cụ thể, khoản 1 Điều 8 của dự thảo Nghị quyết quy định: "Chủ đầu tư tự xây dựng, thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra trước khi chủ đầu tư phê duyệt giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội".

Trong khi đó, khoản 3 của Điều 8 lại quy định: "Trường hợp giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội theo kiểm toán, quyết toán cao hơn giá bán, giá thuê mua do chủ đầu tư đã ký hợp đồng thì không được thu thêm; thấp hơn thì phải hoàn trả phần chênh lệch".

Quy định trên, theo đại biểu, một mặt trao quyền cho chủ đầu tư được tự xác định giá bán, tự thẩm tra rồi tự phê duyệt mà không có bất kỳ cơ chế kiểm soát giá nào trước thời điểm giao kết hợp đồng. Điều này có thể tạo ra sự không công bằng trong việc tiếp cận thông tin, đẩy người mua - người thuê mua nhà ở xã hội vào thế yếu, không có khả năng thẩm định hay đối chiếu với một mốc giá chuẩn nào được cơ quan nhà nước ban hành.

Mặt khác, dự thảo Nghị quyết lại yêu cầu chủ đầu tư sau khi kiểm toán - quyết toán phải hoàn trả phần chênh lệch nếu giá thực tế thấp hơn giá đã ký hợp đồng. Điều này rất khó triển khai trên thực tế.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông phân tích, khi công trình đã đưa vào sử dụng, cư dân đã vào ở, hợp đồng đã thực hiện, thì việc hoàn trả không những phức tạp về thủ tục mà còn rất dễ bị né tránh, chậm trễ hoặc kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người dân. Thực tế ở nhiều địa phương đã cho thấy, chủ đầu tư thường tìm cách không trả hoặc kéo dài quá mức việc trả chênh lệch sau quyết toán, trong khi người dân không có cơ chế nào để đòi lại phần thiệt hại này.

Bên cạnh đó, quy định trên đặt toàn bộ quyền xác định giá vào tay chủ đầu tư nhưng lại không kèm theo nghĩa vụ kiểm soát công khai minh bạch. Giá bán, giá thuê mua không cần trình bất kỳ cơ quan nhà nước nào trước khi đưa ra thị trường, không có bảng giá chuẩn, không có hệ thống đối chiếu, và người dân hoàn toàn bị động.

Trong khi đó, các dự án nhà ở xã hội phần lớn đều được hưởng những ưu đãi rất lớn về đất đai, tài chính, thuế, hạ tầng… do đó, việc xác định giá bán, giá thuê mua phải gắn liền với trách nhiệm giải trình rõ ràng, minh bạch và có sự giám sát nhất định từ phía nhà nước.

Vì vậy, đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 8 theo hướng phân loại dự án để áp dụng cơ chế định giá phù hợp; bổ sung nghĩa vụ công khai cơ cấu giá theo hướng chủ đầu tư phải niêm yết giá bán, giá thuê mua, kèm theo bảng chi tiết các chi phí cấu thành, lợi nhuận định mức, ưu đãi được hưởng, để người dân và cơ quan chức năng cùng giám sát.

UBND cấp tỉnh cần xây dựng bảng giá chuẩn, làm cơ sở đối chiếu với giá mà chủ đầu tư đề xuất; quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm hoàn trả chênh lệch giá sau kiểm toán; ứng dụng công nghệ số để giám sát định giá...

Đại biểu Nguyễn Hữu Đàn (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) đề nghị mở rộng đối tượng thuê nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức tại các địa phương thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính. Vì việc sáp nhập tuy mang lại hiệu quả trong quản lý nhưng đồng thời tạo ra áp lực lớn về ổn định đời sống cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm việc tại cơ sở.

Phương Thảo

“Nhờ Công đoàn, gia đình tôi không còn phải thuê trọ”

Đón nhận kinh phí hỗ trợ xây dựng “Mái ấm Công đoàn” từ lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, chị Dương Thị Xuyến - đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam (thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội) xúc động bày tỏ “nhờ Công đoàn, gia đình tôi không còn phải thuê trọ”.
Xem thêm