
Đại biểu Quốc hội đề xuất chuyển 5 triệu hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
20/05/2025 18:13
Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 20/5, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội) nêu, Nghị quyết số 68-NQ/TW, đã yêu cầu rất rõ ràng, khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh sang mô hình hoạt động doanh nghiệp, xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026.
![]() |
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà phát biểu thảo luận. |
Trong khi đó, hiện nay khu vực kinh tế tư nhân có khoảng hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 940 nghìn doanh nghiệp, tức là hộ kinh doanh đang chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp hiện hành và dự thảo Luật đều chưa đề cập đến việc cải cách mô hình hộ kinh doanh.
Theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà, tình trạng số lượng hộ kinh doanh vẫn tăng đều qua các năm từ Luật Doanh nghiệp năm 2005 đến nay là do mô hình này đang được áp dụng chế độ thuế khoán đơn giản, quản lý không chặt chẽ về chứng từ kế toán. Trong khi đó, mức xử phạt vi phạm hành chính của hộ kinh doanh chỉ bằng một nửa so với mô hình doanh nghiệp, tạo ra sự bất bình đẳng ngay chính trong khu vực kinh tế tư nhân.
“Một doanh nghiệp có doanh thu chỉ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng một năm cũng phải thực hiện chế độ sổ sách, hóa đơn, chứng từ kế toán doanh nghiệp. Nhưng, nhiều hộ kinh doanh có quy mô doanh thu hàng chục tỷ đồng chỉ bị khoán thuế và vẫn hoạt động ngoài khung pháp lý của Luật Doanh nghiệp”, bà Hà cho biết.
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng, một vấn đề còn vướng mắc rất lớn nữa là Luật Doanh nghiệp hiện hành vẫn duy trì mô hình doanh nghiệp tư nhân, một loại hình kinh doanh do một cá nhân làm chủ chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình và không có tư cách pháp nhân. Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp được phân chia thành hai nhóm doanh nghiệp có tư cách pháp nhân gọi chung là công ty, doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân.
![]() |
Các đại biểu dự kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Trước những vướng mắc, hạn chế của quy định hiện hành, đại biểu Trần Thị Nhị Hà đề nghị, Chính phủ cần xây dựng lộ trình chuyển đổi toàn bộ hộ kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp gắn với thời hạn xóa bỏ thuế khoán vào năm 2026 như tinh thần Nghị quyết 68 - NQ/TW; ban hành Luật Doanh nghiệp tư nhân mới thay thế cho cả mô hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, để áp dụng cho các mô hình kinh doanh nhỏ, siêu nhỏ, dự thảo Luật cần được thiết kế theo nguyên tắc thủ tục thành lập đơn giản, chi phí thấp, miễn kiểm toán, miễn báo cáo tài chính định kỳ nếu doanh thu dưới ngưỡng quy định áp dụng thuế thu nhập cá nhân thay vì thuế khoán bảo đảm công bằng và minh bạch.
Bà Hà cũng đề nghị, tách riêng quy định về doanh nghiệp tư nhân khỏi Luật doanh nghiệp đổi tên thành Luật công ty để tránh áp dụng chung một khung pháp lý cho hai mô hình hoàn toàn khác biệt về tư cách pháp nhân và trách nhiệm tài sản.
Về kiểm soát gian lận vốn ảo, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị) đồng tình với cách tiếp cận của cơ quan soạn thảo là không yêu cầu thêm các điều kiện hay bổ sung trong quá trình đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, tức là không tiền kiểm đối với vấn đề này.
![]() |
Đại biểu Hà Sỹ Đồng phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, thực tiễn Luật Doanh nghiệp gần 3 thập kỷ qua đã chứng minh là việc thành lập doanh nghiệp đơn giản, thuận tiện và dễ dàng là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế tư nhân. Thay vào đó cơ quan nhà nước tăng cường hậu kiểm những trường hợp có nghi ngờ về việc thành lập doanh nghiệp để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung quy định về cơ chế hậu kiểm theo quản lý rủi ro, chứ không phải là kiểm tra tùy tiện, tùy hứng của cán bộ, gây mất thời gian của doanh nghiệp và dễ nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực. Theo đó, cơ quan nhà nước phải xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro, chấm điểm rủi ro; đi kiểm tra doanh nghiệp theo tần suất cao đối với doanh nghiệp rủi ro cao và tần suất thấp hơn đối với doanh nghiệp rủi ro thấp.
Về điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ trên hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, dự thảo Luật đã quy định dư nợ không quá 5 lần vốn chủ sở hữu. Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, nếu quy định định cứng tỉ lệ này trong Luật sẽ gây khó cho Chính phủ khi soạn thảo các quy định khác về phát hành chứng khoán riêng lẻ.
![]() |
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ phát biểu tranh luận. (Ảnh: QH) |
Tranh luận về nội dung này, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh) tán thành việc quy định ngay trong dự thảo Luật về hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, nhằm kiểm soát mức phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp, bảo đảm việc này không quá mức tài sản vốn có của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa quy định phù hợp hơn về xác định hệ số nợ phải trả gấp bao nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu. Bởi, nếu thực hiện theo đề xuất của cơ quan soạn thảo, thì khi cộng với nguồn vốn chủ sở hữu, hệ số nợ phải trả trên tổng tài sản sẽ tương đương 83,3%. Khi đó, hệ số vốn chủ là còn 16,7% - mức rất rủi ro nếu xét về an toàn rủi ro với vốn doanh nghiệp.
Mặt khác, đại biểu tỉnh Hà Tĩnh chỉ rõ, nợ phải trả của doanh nghiệp thường được trả bằng vốn ngắn hạn, song phần lớn việc phát hành trái phiếu riêng lẻ và trái phiếu đều có kỳ hạn dài. Như vậy, các tài sản để bảo đảm cho phát hành trái phiếu riêng lẻ hay trái phiếu của doanh nghiệp sẽ khó có tính thanh khoản.
Qua nghiên cứu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp hiện hành, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị, việc xác định hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp cần dựa theo quy mô, loại hình doanh nghiệp, cũng như theo lĩnh vực hoạt động và mục đích vay vốn để có điều chỉnh phù hợp.

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

8 tội danh được đề xuất bỏ hình phạt tử hình

Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013: Tập trung vào đơn vị hành chính và vai trò của Mặt trận Tổ quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh với công nhân, Công đoàn

Đại biểu đề xuất phân cấp cho Tòa án khu vực được xét xử tất cả các vụ án hình sự

Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt 2 Nghị quyết quan trọng

Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan triển lãm thành tựu phát triển kinh tế tư nhân
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (19/5): Vẫn ở mức thấp, nhiều nhà đầu tư lỗ nặng

Giá vàng hôm nay (20/5): Tăng giá mạnh mẽ cả vàng miếng và vàng nhẫn

Bắt tạm giam hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Tỷ giá USD hôm nay (20/5): Giá USD “chợ đen” tiếp tục giảm
