--> -->
Dòng sự kiện:

Nghị quyết 68-NQ/TW: Đòn bẩy phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng

20/05/2025 14:43

Chia sẻ
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh ngành xây dựng đang đối diện với nhiều thách thức về năng suất, công nghệ và quy mô cạnh tranh, Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ là cú hích chiến lược, tháo gỡ điểm nghẽn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực xây dựng phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới.
Hà Nội: Hơn 75.000 cán bộ, đảng viên dự hội nghị toàn quốc quán triệt 2 nghị quyết quan trọng Thủ tướng Chính phủ: Chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân Việt Nam là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”

Cơ hội vàng

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt ra mục tiêu rõ ràng: Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 2 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó ít nhất 20 doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khu vực tư nhân đóng góp từ 55-58% GDP, chiếm khoảng 84-85% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế.

Trong số các lĩnh vực kinh tế then chốt, ngành xây dựng, với đặc thù gắn bó mật thiết với phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị hóa và công nghiệp hóa, được xem là một trong những khu vực có tiềm năng lớn nhất để kinh tế tư nhân bứt phá.

Từ các công trình nhà ở, khu đô thị, trung tâm thương mại đến dự án trọng điểm quốc gia như sân bay, cảng biển, đường cao tốc…, dấu ấn của doanh nghiệp xây dựng tư nhân ngày càng rõ nét. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn còn gặp không ít khó khăn trong tiếp cận đất đai, tín dụng, công nghệ và đặc biệt là thị trường dự án đầu tư công.

Nghị quyết 68-NQ/TW: Đòn bẩy phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng
Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ là cú hích chiến lược, tháo gỡ điểm nghẽn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực xây dựng phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới.

Nghị quyết 68 đã chỉ rõ: Cần hoàn thiện thể chế để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch; khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong đầu tư, xây dựng, quản lý và vận hành các dự án hạ tầng, một nội dung có ý nghĩa chiến lược đối với ngành xây dựng. Trong đó, một trong những nhóm giải pháp trọng tâm được Nghị quyết đề ra là tiếp tục cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực cho khu vực tư nhân.

Trong ngành xây dựng, đây là điểm nghẽn lớn suốt nhiều năm qua. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường gặp khó khăn khi tham gia đấu thầu, phải đối mặt với rào cản pháp lý và sự thiếu minh bạch trong quy trình đầu tư xây dựng công.

Việc cải cách quy trình phê duyệt dự án, đơn giản hóa điều kiện cấp phép xây dựng, xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong phân bổ đất đai, tiếp cận tín dụng... mở ra không gian phát triển thực chất hơn cho doanh nghiệp xây dựng tư nhân. Ngoài ra, cơ chế bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thúc đẩy đầu tư xanh - sạch, thông minh cũng là những công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng tăng năng lực cạnh tranh.

Ở góc nhìn của mình, KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam đánh giá Nghị quyết 68 chính là cơ hội vàng để khu vực kinh tế tư nhân thể hiện vai trò tiên phong trong việc giải quyết những bài toán hóc búa của thị trường. Đó là nhu cầu cấp thiết về nhà ở giá rẻ, phát triển nhà ở xã hội, xây dựng các khu công nghiệp với hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa đô thị và phát triển bền vững.

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Trong toàn bộ các nội dung chính, Nghị quyết 68 cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, điều mà ngành xây dựng Việt Nam còn đang rất chậm so với các nước trong khu vực. Từ việc thiết kế, thi công đến vận hành, các doanh nghiệp xây dựng tư nhân cần tích cực ứng dụng mô hình BIM, công nghệ mô phỏng, quản lý dữ liệu công trình, robot xây dựng, vật liệu xanh…

Việc áp dụng công nghệ mới không chỉ giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng công trình, mà còn là yếu tố sống còn để doanh nghiệp Việt có thể vươn ra các thị trường nước ngoài, nhất là trong bối cảnh hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Chính vì vậy, bên cạnh chính sách và cơ chế, Nghị quyết 68 dành một nội dung quan trọng cho việc phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân. Với lĩnh vực xây dựng, đây là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng phát triển, bởi hơn ai hết, họ là người đưa các kế hoạch vào hiện thực bằng những công trình, dự án cụ thể.

Nghị quyết 68-NQ/TW: Đòn bẩy phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng
Trong các thành phần kinh tế tư nhân, nhóm bất động sản đóng vai trò dẫn dắt trong nhiều trục phát triển: Từ đô thị hóa, hạ tầng, công nghiệp, thương mại đến du lịch và dịch vụ...

Đào tạo doanh nhân, nâng cao kỹ năng quản trị, kiến thức tài chính, pháp lý, công nghệ, cũng như tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, chính là nền tảng giúp hình thành một đội ngũ doanh nhân xây dựng chuyên nghiệp, bản lĩnh, có trách nhiệm xã hội và tinh thần dân tộc.

TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), nhìn nhận về trung và dài hạn, nếu các giải pháp trong Nghị quyết 68 được triển khai nghiêm túc và đồng bộ, bộ máy hành chính sẽ hoạt động trơn tru hơn, quy trình cấp phép và phê duyệt dự án sẽ minh bạch, nhanh gọn hơn rất nhiều.

Bởi lẽ, với quy trình minh bạch, thị trường sẽ có cơ sở để định giá đúng, doanh nghiệp cũng tiết kiệm được chi phí và từ đó hạ giá bán. “Điều này đặc biệt quan trọng với các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá hợp lý, những phân khúc đang được Nhà nước ưu tiên trong thời gian tới”, ông Đính cho biết.

Có thể khẳng định, Nghị quyết 68 không chỉ là định hướng, mà còn là lời hiệu triệu để đội ngũ doanh nghiệp xây dựng tư nhân vươn lên mạnh mẽ, gánh vác sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập cao.

Nghị quyết số 68-NQ/TW được ban hành vào ngày 4/5/2025, tiếp tục khẳng định đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế tư nhân không chỉ “được khuyến khích phát triển” mà đã được nâng lên thành một “động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân”. Đây là bước ngoặt mang tính chiến lược trong tư duy của Đảng về vai trò và vị thế của doanh nghiệp tư nhân, vượt khỏi quan điểm chỉ coi tư nhân là bổ trợ cho kinh tế Nhà nước.
Anh Tuấn

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.
Xem thêm