
Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?
20/05/2025 21:57
Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè |
Vỉa hè - không gian công cộng bị "xẻ thịt"
Bất kể giờ nào trong ngày, tại phố Nguyễn Phan Chánh, Linh Đàm (quận Hoàng Mai) phần lớn vỉa hè bị lấn chiếm làm bãi đỗ xe máy, quán cà phê và hàng ăn sáng. Người đi bộ buộc phải tràn xuống lòng đường, len lỏi giữa dòng xe cộ tấp nập. Cảnh tương tự có thể thấy ở các tuyến phố như Nguyễn Thị Định, Hoàng Đạo Thúy, Dịch Vọng, Trần Nhân Tông... nơi vỉa hè gần như không còn đúng nghĩa là không gian dành cho người đi bộ.
![]() |
Vỉa hè bị chiếm dụng ở nhiều tuyến phố tại Hà Nội. Ảnh minh họa. |
Điều đáng nói là hiện tượng này không phải mới, mà đã kéo dài suốt nhiều năm qua, bất chấp các chiến dịch ra quân rầm rộ của chính quyền địa phương. "Mỗi lần báo chí phản ánh, hay lãnh đạo đi kiểm tra, các hộ kinh doanh sẽ dẹp tạm thời, nhưng chỉ vài ngày sau là lại bày bàn ghế, xe cộ ra như cũ", chị Thúy Hằng (người dân ở phố Hào Nam cho biết).
Khu vực phố cổ chật hẹp với những ngôi nhà ống san sát, thiếu thốn không gian bên trong, khiến việc kinh doanh buôn bán "tràn" ra vỉa hè trở thành điều tất yếu từ bao đời nay. Khảo sát của phóng viên cho thấy, một số tuyến phố trung tâm như Lý Quốc Sư, Đào Duy Từ, Tạ Hiện, Hàng Buồm (Hoàn Kiếm) ban ngày vỉa hè để xe, tối đến bày bàn ghế bán đồ ăn đêm. Mỗi cuối tuần, khi người dân đổ về phố đi bộ, một số người dân bán hàng nước, quán cóc ven đường còn tổ chức trông, giữ xe nhưng không có vé.
Có thể thấy, tại hầu hết các tuyến phố ở Thủ đô, vỉa hè trở thành "đất vàng" cho mọi hoạt động. Hàng quán chiếm dụng toàn bộ vỉa hè để đặt bàn, ghế; cửa hàng thời trang, giày dép bày la liệt sản phẩm; quán cà phê, trà chanh kê san sát hàng chục bộ bàn ghế; các công ty dùng vỉa hè làm nơi đỗ xe cho nhân viên; thậm chí việc sửa chữa nhà cửa, tập kết vật liệu xây dựng cũng diễn ra trên vỉa hè, lòng đường... Không chỉ là vấn đề trật tự, việc vỉa hè bị lấn chiếm còn kéo theo nhiều hệ quả xã hội. Có thể kể đến như: Mất an toàn giao thông. Người đi bộ, đặc biệt là người già, trẻ em, người khuyết tật buộc phải đi xuống lòng đường, nơi xe máy, ô tô di chuyển với tốc độ cao, gây nguy cơ tai nạn lớn.
Những đợt ra quân và vòng luẩn quẩn tái diễn
Nhận thức rõ sự nghiêm trọng của vấn đề, chính quyền Hà Nội đã không ít lần phát động các đợt cao điểm, chiến dịch chấn chỉnh trật tự đô thị, tập trung vào vỉa hè. Các quận nội thành, đặc biệt là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng... thường xuyên là trọng điểm của những đợt ra quân này. Lực lượng liên ngành, từ Công an, thanh tra giao thông đến trật tự đô thị, dân phòng được huy động để kiểm tra, xử phạt, thu giữ tang vật, dỡ bỏ các công trình vi phạm.
Tuy nhiên, giống như một quy luật bất thành văn, chỉ sau một thời gian ngắn khi các đợt cao điểm lắng xuống, tình trạng lấn chiếm lại đâu vào đấy, thậm chí còn bùng phát mạnh hơn. Những gánh hàng rong lại xuất hiện, những dãy bàn ghế lại tràn ra vỉa hè, những chiếc xe lại vô tư đỗ sai quy định. Vòng luẩn quẩn "giành - lấn - tái chiếm" cứ thế lặp đi lặp lại, khiến "cuộc chiến" dường như không có hồi kết.
Sự tái diễn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mang tính hệ thống. Thứ nhất, lực lượng chức năng mỏng, không thể tuần tra, kiểm soát liên tục trên toàn bộ địa bàn rộng lớn và phức tạp của Hà Nội. Thứ hai, chế tài xử phạt, dù đã được tăng cường, vẫn chưa đủ sức răn đe đối với lợi ích kinh tế mà việc chiếm dụng vỉa hè mang lại. Thứ ba, các giải pháp mang tính hỗ trợ, chuyển đổi sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng chưa thực sự hiệu quả và đủ sức thuyết phục. Thứ tư, ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người dân còn thấp, tâm lý đối phó, "nhờn luật" vẫn tồn tại phổ biến. Và cuối cùng, có lẽ không thể không nhắc đến đó là sự buông lỏng quản lý ở cấp cơ sở, thậm chí là tiêu cực, tiếp tay cho sai phạm là một rào cản không nhỏ.
Sở Xây dựng Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện Đề án quản lý, khai thác lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với các tuyến phố đủ điều kiện cho thuê khai thác thương mại, dịch vụ. Thành phố dự kiến sẽ triển khai cho thuê vỉa hè, lòng đường tại hàng trăm tuyến phố. Đề án này thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận, bởi việc quản lý và khai thác lòng đường, vỉa hè của Thủ đô trong nhiều năm qua vẫn còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp căn cơ.
Các chuyên gia đô thị nhận định, để giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, Hà Nội cần một loạt giải pháp tổng thể. Phải xác định rõ tuyến phố nào được sử dụng một phần vỉa hè có thời hạn, tuyến phố nào phải tuyệt đối bảo vệ cho người đi bộ. Ưu tiên đầu tư các bãi đỗ ngầm, bãi đỗ nổi, áp dụng công nghệ tự động, kết nối dữ liệu giám sát. Tạo sinh kế thay thế cho người dân bị ảnh hưởng, hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho những người mưu sinh bằng vỉa hè. Công khai thông tin các vụ việc vi phạm, truy trách nhiệm quản lý nếu để tình trạng tồn tại kéo dài. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng...
Thiết nghĩ, giải quyết bài toán lấn chiếm vỉa hè không chỉ là việc của riêng chính quyền, mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Một đô thị văn minh, hiện đại cần có không gian công cộng sạch đẹp, thông thoáng và công bằng.
Chỉ tính riêng trong tháng 4/2025, lực lượng Cảnh sát trật tự (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an Hà Nội) đã lập biên bản 7.520 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có 6.997 trường hợp vi phạm về “Sử dụng lòng đường, hè phố, hành lang an toàn giao thông để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện không đúng quy định; các trường hợp đỗ, để xe trên vỉa hè trái quy định...”, 523 trường hợp vi phạm liên quan đến trật tự an toàn giao thông. |
Minh Phương

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Về việc miễn học phí cho học sinh: Giúp giảm "gánh nặng" tài chính cho gia đình công nhân

Sửa Bộ luật Hình sự: Bỏ án tử hình không phải là khoan dung với tội phạm

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Huyện Thanh Trì quyết liệt xử lý vi phạm đất đai

Cận cảnh căn nhà hơn 1.000 tấn được “thần đèn” di dời để làm Vành đai 3 TP.HCM

Quyết liệt để tạo chuyển biến rõ rệt về an toàn giao thông và trật tự đô thị

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè

Vỉa hè, lòng đường bị "bóp nghẹt" bởi tình trạng vi phạm trật tự đô thị

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 - 1/5
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (19/5): Vẫn ở mức thấp, nhiều nhà đầu tư lỗ nặng

Giá vàng hôm nay (20/5): Tăng giá mạnh mẽ cả vàng miếng và vàng nhẫn

Bắt tạm giam hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Tỷ giá USD hôm nay (20/5): Giá USD “chợ đen” tiếp tục giảm
