--> -->
Dòng sự kiện:

Để pháo lậu không còn “đất sống”

28/12/2021 09:13

Chia sẻ
Đến hẹn lại lên, dịp cuối năm, tình trạng buôn bán, vận chuyển pháo lậu lại diễn biến phức tạp. Cùng với chủ động nắm chắc tình hình, Công an thành phố Hà Nội đã mở đợt cao điểm, tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm về pháo, đảm bảo cho nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn.
Tăng cường phòng, chống mua bán, vận chuyển pháo trái phép Pháo lậu lại nóng dịp cuối năm

Liên tiếp phát hiện vận chuyển pháo lậu

Theo cơ quan chức năng, mặc dù là loại hàng hóa bị cấm lưu thông, buôn bán, sử dụng, thế nhưng nhiều loại pháo hoa, pháo nổ có thể gây nguy hiểm tính mạng và làm mất an ninh trật tự lại luôn nở rộ vào dịp cuối năm. Có cầu thì ắt có cung, do lợi nhuận từ hành vi phi pháp này rất cao nên bất chấp các chế tài khắt khe về xử phạt, các đối tượng phạm tội vẫn tìm mọi thủ đoạn để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân. Rất nhiều vụ vận chuyển, buôn bán pháo lậu đã bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.

Để pháo lậu không còn “đất sống”
Đối tượng An và số pháo bị cơ quan Công an thu giữ. Ảnh: CAHN

Điển hình như ngày 17/12, tổ công tác của Đội Cảnh sát kinh tế và các đội nghiệp vụ - Công an quận Hoàn Kiếm, làm nhiệm vụ tại khu vực trước cổng một khu đô thị lớn ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, phát hiện một nam thanh niên đang điều khiển xe máy Honda SH chở một thùng các tông có biểu hiện nghi vấn. Qua kiểm tra, bên trong thùng có 49 ống pháo nổ, với khối lượng gần 7kg. Tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận là Đinh Thế Lực (sinh năm 1992, trú tại xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa), Lực mua số pháo trên về bán để bán kiếm lời trong dịp Tết.

Có thể thấy, các đối tượng buôn bán pháo lậu ngày càng hoạt động tinh vi nhằm qua mắt lực lượng chức năng. Để tránh bị lộ, các đối tượng đã “phát huy” ưu thế của internet, giao dịch qua mạng xã hội. Sau khi “ngã giá” xong, tiền chuyển vào tài khoản người bán, hàng sẽ được các đối tượng bán pháo đóng gói kín, chuyển đến tận nơi thông qua các shipper…

Gần đây nhất, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Hà Đông, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Văn An (sinh năm 2005; trú tại thôn Hạ, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ) về hành vi mua bán hàng cấm là pháo hoa nổ. Trước đó, khoảng 16h30 ngày 19/12, Tổ công tác Công an quận Hà Đông tuần tra trên địa bàn phường Đồng Mai phát hiện nghi vấn và kiểm tra 1 người đàn ông mang theo thùng các tông bọc kín. Bên trong thùng, ngoài mấy bộ quần áo đã qua sử dụng còn có 5 khối pháo hoa nổ.

Căn cứ vào tài liệu điều tra, Công an quận Hà Đông đã triệu tập người thuê vận chuyển số pháo trên là Bùi Văn An. Tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận bản thân không có việc làm ổn định nên vào mạng xã hội Facebook tìm người bán pháo nổ để mua về chơi và đồng thời rao bán pháo trên mạng internet để kiếm lời.

Theo luật sư Trịnh Khánh Toàn - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội: Hành vi mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo nổ (kể cả pháo hoa) là hành vi bị nghiêm cấm. Nếu bị phát hiện sẽ đối mặt với việc bị xử lý hành chính hoặc có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, căn cứ Điều 318 - Bộ luật Hình sự 2015, người nào sử dụng pháo gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 305 - Bộ luật Hình sự 2015; Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị phạt tù từ 1 đến 5 năm, cao nhất có thể bị phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Vào đầu tháng 11/2021. An đã liên hệ với một đối tượng đặt mua 2 túi pháo, mỗi túi 100 quả với giá 1,4 triệu đồng và 1 hộp pháo hoa nổ loại 49 ống hình trụ với giá 1,3 triệu đồng. Sau khi sử dụng, An đã bán số pháo còn lại cho một người trên mạng internet với giá 1,8 triệu đồng. Khi có khách hỏi mua tiếp 5 hộp pháo hoa nổ, An đặt mua 1.400.000 đồng/hộp trên mạng rồi thuê người vận chuyển. Sau đó An biết xe ôm bị Công an quận Hà Đông kiểm tra, phát hiện nên đã đầu thú hành vi phạm tội của mình.

Tăng cường quản lý chặt địa bàn

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến pháo nổ trên địa bàn, Công an thành phố Hà Nội đã mở đợt cao điểm đấu tranh với tội phạm liên quan đến pháo nổ. Công an các đơn vị, địa phương đã và đang triển khai quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc địa bàn, đối tượng, kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ trái phép…

Theo Thượng tá Phạm Văn Hậu - Trưởng Công an huyện Gia Lâm, ngoài việc tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống pháo; lồng ghép thông qua phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, vận động người dân, cán bộ, giáo viên, học sinh và các hộ kinh doanh ký cam kết không vi phạm về pháo, thì đấu tranh trực diện để ngăn chặn tội phạm trong lĩnh vực này là một trong những biện pháp được chú trọng.

Các lực lượng chức năng cũng tăng cường quản lý chặt địa bàn, đặc biệt là trên tuyến quốc lộ, khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố lân cận, ngăn chặn tình trạng mua bán, tàng trữ, vận chuyển pháo vào Thành phố.

Thực tế cho thấy, giải pháp quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán, sử dụng pháo trái phép là phải cắt nguồn cung. Các loại pháo cấm xuất hiện trong nước hầu hết có nguồn gốc từ nhập lậu. Bởi vậy, nếu lực lượng chức năng quản lý chặt chẽ biên giới, kiểm soát tốt thị trường nội địa, kịp thời phát hiện, bóc gỡ các đường dây buôn lậu pháo, xóa bỏ các trang web buôn bán pháo trái phép trên mạng xã hội... thì pháo lậu sẽ không còn “đất sống”.

Để làm được việc này, cần tăng cường triển khai các hoạt động nghiệp vụ, các chuyên án đấu tranh với tội phạm về pháo, nhất là trong dịp cao điểm Tết, đồng thời gắn trách nhiệm của lực lượng chức năng, cán bộ, công chức thực thi công vụ, quản lý thị trường... với hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm về pháo nói riêng./.

Minh Phương

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm