--> -->
Dòng sự kiện:

Đề xuất phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” để đi xe buýt sẽ khó triển khai vào thực tế

21/09/2021 08:19

Chia sẻ
Mới đây, thông tin Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đang xây dựng bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sau khi Thành phố nới lỏng giãn cách đã nhận được không ít sự quan tâm của dư luận.
500 “Túi An sinh Công đoàn” đến với người lao động Tổng Công ty Vận tải Hà Nội Lan tỏa những mô hình sáng tạo, hiệu quả của Công đoàn trong hỗ trợ người lao động Động viên, hỗ trợ người lao động vượt qua dịch bệnh

Trong đó, điểm đáng chú ý trong bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, Sở GTVT Hà Nội xây dựng là các tiêu chí về “thẻ xanh Covid” và “thẻ vàng Covid”.

Theo đó, ngoài yêu cầu hành khách thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K; khai báo y tế điện tử (chỉ khai báo y tế bằng giấy theo mẫu tờ khai của Bộ Y tế khi không thực hiện được khai báo y tế điện tử); hạn chế nói chuyện, ăn uống trong suốt chuyến đi và chủ động khai báo nếu xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, khó thở…

Đề xuất phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” để đi xe buýt sẽ khó triển khai vào thực tế
Dịch Covid-19 tác động khiến doanh nghiệp vận tải Thủ đô gặp muôn vàn khó khăn. (Ảnh: Giang Nam)

Điểm đáng chú ý là việc di chuyển trên phương tiện giao thông công cộng sẽ thắt chặt hơn qua “thẻ xanh Covid” và “thẻ vàng Covid”.

Cụ thể, theo tìm hiểu, “thẻ xanh Covid” được quy định cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cho các cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã tiêm mũi vắc xin thứ 2 được 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã được tiêm 1 mũi vắc xin được 14 ngày và không quá 12 tháng; người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly trong vòng 21 ngày tính từ khi khỏi bệnh.

“Thẻ vàng Covid” được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử cho các cá nhân đáp ứng các điều kiện là đã tiêm 1 mũi đối với vắc xin có yêu cầu 2 mũi được 14 ngày.

Đối với các cá nhân không có thông tin dữ liệu trên hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử (sổ sức khỏe điện tử) có thể chứng minh bằng các giấy tờ có liên quan như: giấy chứng nhận tiêm chủng bảo đảm điều kiện của thẻ xanh/thẻ vàng.

Về thời gian khôi phục lại hoạt động xe buýt, dự kiến chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, điểm nhấn là lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và tại nhà chờ xe buýt nhanh (BRT) và hành khách phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ.

Tần suất hoạt động của xe buýt bị giới hạn công suất. Xe chỉ được vận chuyển không quá 50% số chỗ (ngồi, đứng) và không quá 20 người tại cùng một thời điểm trên xe, kể cả lái xe và nhân viên phục vụ…

Quanh câu chuyện này, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội cho biết đề xuất trên rất khó triển khai vào thực tế. Trong đó yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe và tại nhà chờ xe buýt nhanh và hành khách phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ sẽ tăng khó khăn cho doanh nghiệp.

Đề xuất phải có “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” để đi xe buýt sẽ khó triển khai vào thực tế
Trong bối cảnh đang rất khó khăn vì dịch như hiện nay thì yêu cầu xét nghiệm thường xuyên cho lái xe, phụ xe sẽ tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, thêm nữa chi phí test nhanh cũng sẽ là rào cản khiến hành khách e dè lựa chọn loại hình vận tải hành khách công cộng này. (Ảnh: Giang Nam)

Ông Nguyễn Trọng Thông cũng thẳng thắn chỉ ra, trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị vận tải đã gánh chịu muôn van khó khăn. Bởi vậy, trong bối cảnh đang rất khó khăn hiện nay thì doanh nghiệp sẽ không thể đủ sức mỗi ngày tốn hàng trăm triệu đồng chỉ làm xét nghiệm cho lái, phụ xe.

Hơn nữa, ở khía cạnh hành khách hẳn nhiên sẽ có rất ít người chịu bỏ 170.000 đồng chi phí test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR chỉ để phục vụ mỗi lần đi xe buýt.

Ngoài ra, với tiêu chí “thẻ xanh Covid” hoặc “thẻ vàng Covid” và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ với những người trên xe, ở lý thuyết thì đây là biện pháp tốt để kiểm soát dịch.

Tuy nhiên, trên thực tế thời gian xe dừng ở mỗi điểm đón, trả khách sẽ không thể quá dài, rất khó để kiểm soát hết các yêu cầu được đưa ra. Thêm nữa, nhân viên phục vụ trên xe, ngoài công tác vận hành thì bị tăng thêm chức năng kiểm tra, giám sát, không phù hợp chuyên môn.

Giang Nam

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm