
Đề xuất quy định số lượng cấp phó có thể nhiều hơn khi sắp xếp tổ chức bộ máy
05/02/2025 19:43
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy Đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ |
Chiều 5/2, tiếp tục Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày tóm tắt Tờ trình của Chính phủ cho biết, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo quyết định của cấp có thẩm quyền có tác động trực tiếp, sâu rộng đến toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.
Cụ thể, ở cấp Trung ương là 5.026 văn bản, với số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật cần xử lý ngay (bao gồm các luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội; ở địa phương là 2.828 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ban hành.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: Quốc hội |
“Với số lượng rất lớn các văn bản nêu trên cần xem xét, xử lý trong thời gian ngắn, cấp bách như hiện nay, thì việc đặt ra yêu cầu sửa đổi từng văn bản trong hệ thống là nhiệm vụ “bất khả thi”, và có nguy cơ dẫn đến khoảng trống pháp lý khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết.
Do vậy, việc ban hành Nghị quyết nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương theo tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”.
Qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của Nhà nước và toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Dự thảo Nghị quyết được bố cục gồm 16 điều, với 3 chính sách lớn. Trong đó nêu rõ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định pháp luật hiện hành được tiếp tục thực hiện bởi các cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó trong các trường hợp sắp xếp tổ chức bộ máy.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Trường hợp khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mà chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, mô hình tổ chức của cơ quan sau sắp xếp có thay đổi, thì trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của mình, Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan đó khác với quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy.
Cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục thực hiện các công việc, thủ tục đang được các cơ quan trước khi sắp xếp thực hiện.
Trường hợp các công việc, thủ tục đang thực hiện hoặc đã hoàn thành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy, nhưng phát sinh vấn đề liên quan cần giải quyết sau khi sắp xếp, thì cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan để giải quyết.
Cũng theo dự thảo Nghị quyết, cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn công bố thủ tục hành chính theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính bảo đảm thông suốt, không bị gián đoạn; không được yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp lại hồ sơ đã nộp và không thực hiện lại các bước trong thủ tục hành chính đã thực hiện.
“Giấy tờ, văn bản được ban hành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy mà chưa hết thời hạn, hoặc chưa hết hiệu lực, thì tiếp tục được sử dụng, áp dụng theo quy định pháp luật cho đến khi hết thời hạn, hoặc được xử lý bởi cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
Cơ quan, người có thẩm quyền sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy không được yêu cầu tổ chức, cá nhân cấp đổi giấy tờ mà chưa hết thời hạn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”, dự thảo Nghị quyết nêu rõ.
Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết trình Quốc hội ban hành Nghị quyết nêu trên. Đồng thời, tán thành việc xác định phạm vi điều chỉnh là tất cả cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội |
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, khi thực hiện sắp xếp bộ máy thì số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể sẽ cao hơn so với quy định hiện hành. Do đó, đề nghị bổ sung quy định về việc cho phép số lượng cấp phó có thể nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định hiện hành để tạo cơ sở pháp lý cho việc bố trí, sắp xếp và đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức...
Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết, tán thành với nội dung Chính phủ trình và ý kiến bổ sung của Thường trực Ủy ban Pháp luật là quy định cụ thể hơn các trường hợp sắp xếp tổ chức bộ máy được áp dụng Nghị quyết để thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện.
Khi thực hiện sắp xếp bộ máy thì số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể sẽ cao hơn so với quy định hiện hành tại các luật, nghị quyết, nghị định, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cân nhắc quy định nội dung này trong dự thảo Nghị quyết, để có cơ sở pháp lý cho các cơ quan triển khai thực hiện.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, sau khi Nghị quyết được ban hành, cần có kế hoạch triển khai Nghị quyết và có danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 2 năm.

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/5: Ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất hơn 36 độ C

Nhận định trận Valencia vs Getafe: Lợi thế nghiêng về “Bầy dơi”

Nhận định trận Lazio vs Juventus: Đại chiến sống còn cho tấm vé Champions League

Nhận định trận Southampton vs Man City: “Ngân hàng điểm” khó cản bước tiến của The Citizens

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Đại biểu đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động

Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất

Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Đề xuất tăng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

Tổ chức chính quyền cấp xã cần linh hoạt, phù hợp với từng vùng, miền

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Bỏ thi nâng ngạch, chế độ tập sự, cán bộ công chức sẽ rất vui

Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ

Đề nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với công chức
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng “phi mã”

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
