--> -->
Dòng sự kiện:

Di dời Nhà máy bia Hà Nội, thuốc lá Thăng Long khỏi nội đô, "đất vàng" chuyển đổi thế nào?

24/06/2022 10:03

Chia sẻ
Trong 5 năm tới, Nhà máy Bia Hà Nội, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long và 8 cơ sở ở quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Long Biên sẽ di dời theo quy hoạch.
Di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư và cơ hội mở rộng không gian công cộng Bộ Xây dựng lý giải nguyên nhân chậm di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu vực nội đô Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo
Di dời Nhà máy bia Hà Nội, thuốc lá Thăng Long khỏi nội đô,
Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân

UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1).

Theo đó, thành phố đề xuất di dời 10 cơ sở do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng.

Trong danh mục UBND TP Hà Nội đề xuất, có nhiều cơ sở nhà đất nằm tại vị trí "đất vàng" nội đô như Nhà máy Bia Hà Nội – Tổng Công ty CP Bia – rượu- nước giải khát Hà Nội với hơn 52.000m2 tại số 183 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Ba Đình hiện đang hoạt động sản xuất và trưng bày giới thiệu sản phẩm.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, khu đất có chức năng đất dân dụng. Theo Quy hoạch phân khu H1-2 được UBND TP phê duyệt năm 2021 là đất hỗn hợp, công cộng, trường THPT, cây xanh, nhà ở và bãi đỗ xe.

Cụ thể, trong số 10 cơ sở này, quận Hoàn Kiếm có 3 cơ sở, gồm: Công ty In báo Nhân dân tại 15 Hàng Tre, diện tích hơn 1.500 m2; cơ sở 51 Hàng Bồ của báo Lao động, diện tích 359 m2, hiện đóng cửa để không; Công ty TNHH MTV in báo Hà Nội mới ở 35 Nhà Chung, diện tích hơn 1.800 m2, hiện có nhà máy in, trong đó một phần diện tích là nhà hàng ăn uống.

Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long tại 235 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân với hơn 64.000m2 đang là hệ thống nhà kho, để vật tư phục vụ sản xuất và thành phẩm; nhà xe của cán bộ công nhân viên để đi xe đưa đón đến địa điểm mới tại Cụm công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai.

Theo quy hoạch được UBND thành phố phê duyệt, khu vực này sẽ là đất công cộng của thành phố và khu vực, hỗn hợp (dịch vụ thương mại và ở), nhà trẻ, trường tiểu học, cây xanh.

Cũng trên địa bàn quận Thanh Xuân, nằm trong danh sách di dời còn có Công ty TNHH MTV In và TM Thông tấn xã Việt Nam, địa chỉ tại số 70/342 Khương Đình, phường Hạ Đình, diện tích 5.000 m2, là văn phòng và cơ sở sản xuất. Theo quy hoạch, khu đất sẽ là đất công cộng khu vực, đất cây xanh, đất hỗn hợp.

Trong 7 cơ sở được đề xuất di dời còn lại, có 3 cơ sở thuộc quận Hoàn Kiếm, gồm: Công ty In báo Nhân dân tại 15 Hàng Tre, diện tích hơn 1.500 m2; cơ sở 51 Hàng Bồ của báo Lao động, diện tích 359 m2, hiện đóng cửa để không; Công ty TNHH MTV in báo Hà Nội mới ở 35 Nhà Chung, diện tích hơn 1.800 m2, hiện có nhà máy in, trong đó một phần diện tích là nhà hàng ăn uống.

Hai cơ sở trên địa bàn quận Long Biên là Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội, địa chỉ 551 Nguyễn Văn Cừ, diện tích hơn 20 ha, hiện là trụ sở Công ty, nhà xưởng sửa chữa toa xe. Cơ sở thứ 2 là Tổng kho xăng dầu Đức Giang, địa chỉ tại số 26 phố Đức Giang, diện tích hơn 159.000 m2, đang là bể chứa xăng dầu.

Quận Đống Đa và quận Bắc Từ Liêm cùng có một cơ sở, lần lượt là Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp số 167/6 phố Phương Mai, diện tích hơn 800 m2 và Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam tại phường Phúc Diễn, diện tích hơn 30.000 m2, hiện trạng một phần đã phân cho cán bộ công nhân viên, một phần hoạt động nghiên cứu công nghệ ngành hóa chất, sản xuất thuốc tuyển quặng.

Theo kế hoạch, tờ trình nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố sẽ được trình HĐND TP xem xét, quyết định tại kỳ họp diễn ra đầu tháng 7 tới.

Theo An Nhiên/anninhthudo.vn

https://www.anninhthudo.vn/di-doi-nha-may-bia-ha-noi-thuoc-la-thang-long-khoi-noi-do-dat-vang-chuyen-doi-the-nao-post508600.antd

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.

Nâng cao công tác An toàn vệ sinh lao động tại Sơn Tây

Thời điểm này, thị xã Sơn Tây đang đồng loạt triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, hài hòa và tiến bộ. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, tổ chức Công đoàn và cộng đồng doanh nghiệp, Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay tại Sơn Tây được kỳ vọng tạo thêm động lực để công nhân, viên chức, lao động phát huy vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm