--> -->
Dòng sự kiện:

Dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội bước vào giai đoạn cao điểm

15/11/2022 16:01

Chia sẻ
Theo các chuyên gia y tế dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch, nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.
Không lơ là, chủ quan trước dịch sốt xuất huyết Cần nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Không để các ổ dịch sốt xuất huyết bùng phát

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (từ ngày 4 đến 11/11), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 1.343 ca mắc sốt xuất huyết, số mắc tăng 2,3% so với tuần trước đó. Bệnh nhân ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã, trong đó có một số quận, huyện có số mắc cao như: Đống Đa (120 ca), Thanh Oai (98 ca), Phú Xuyên (95 ca), Hoàng Mai (94 ca).

Dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội bước vào giai đoạn cao điểm
Nhân viên y tế phun thuốc phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 12.059 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,8 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021), trong đó có 12 ca tử vong (trong khi năm 2021 không có ca tử vong do sốt xuất huyết). Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 545/579 xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra, trong tuần cũng ghi nhận thêm 83 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại 12 quận, huyện, trong đó nơi có nhiều ổ dịch nhất là quận Hoàng Mai với 24 ổ dịch, tiếp đến là Đống Đa có 12 ổ dịch, Hà Đông 9 ổ dịch, Thanh Oai 8 ổ dịch, Thanh Trì 7 ổ dịch, Bắc Từ Liêm 6 ổ dịch, Hai Bà Trưng 5 ổ dịch, Thanh Xuân 4 ổ dịch, Hoài Đức 4 ổ dịch, Thạch Thất 2 ổ dịch, Chương Mỹ 1 ổ dịch, Thường Tín 1 ổ dịch.

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến ngày 11/11, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 994 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện tại còn 164 ổ dịch đang hoạt động tại 23 quận, huyện, trong đó một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân như thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 238 bệnh nhân; thôn Ngọc Đình, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai có 55 bệnh nhân; tiểu khu Mỹ Lâm, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên có 53 bệnh nhân.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết triệu chứng sốt xuất huyết tương tự với Covid-19 và cúm trong vòng ba ngày đầu, ví dụ cùng có biểu hiện sốt, ho, đau mỏi người, mỏi toàn thân... Người bệnh khó phân biệt triệu chứng, từ đó không có phương án chăm sóc, theo dõi phù hợp. Bác sĩ Hùng khuyến cáo người dân nên đến các cơ sở y tế khi có triệu chứng để tìm ra căn nguyên gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp, tránh nhầm lẫn.

Sốt xuất huyết kéo dài khoảng hơn một tuần, mỗi thời kỳ có một diễn biến khác nhau. Trong đó, bệnh thường trở nặng từ ngày 4 đến 7, có thể có dấu hiệu cảnh báo như sốt cao bất thường, đau tức vùng gan, rối loạn ý thức, có biểu hiện xuất huyết. Lúc này, người bệnh cần nhập viện để được theo dõi, điều trị.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết, chủ yếu là trị triệu chứng và biện pháp chăm sóc tích cực khi trở nặng. Người bệnh chỉ được truyền dịch khi không thể ăn uống và biện pháp này cần thực hiện ở cơ sở y tế chuyên khoa. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt bọ gậy, tránh để nước đọng, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, mặc áo dài tay, dùng kem bôi tránh muỗi, ngủ màn kể cả ban ngày và ban đêm...

Minh Khuê

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm