--> -->
Dòng sự kiện:

Điều chỉnh phương án tuyển sinh phù hợp

19/12/2023 12:26

Chia sẻ
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) “chốt” phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 với 4 môn thi, trong đó có 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12; nhiều trường đại học chủ trương sẽ điều chỉnh phương án tuyển sinh phù hợp.
Chủ động phương án, đảm bảo quyền lợi thí sinh Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính và tư thục

Theo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT công bố, thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). Hình thức thi vẫn giữ ổn định như hiện nay, trong đó môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Nguyên tắc xây dựng phương án tổ chức kỳ thi là gọn nhẹ, giảm áp lực cho học sinh và giảm tốn kém cho xã hội. Kỳ thi sẽ được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Điều chỉnh phương án tuyển sinh phù hợp
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh: P.T

Về lộ trình triển khai thực hiện, phương án thi được thực hiện từ năm 2025. Giai đoạn 2025 - 2030 giữ ổn định phương thức thi trên giấy. Giai đoạn sau 2030 từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Nhằm giúp học sinh lớp 11 (lứa học sinh đầu tiên học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 10 và sẽ thi tốt nghiệp THPT với 4 môn) chuẩn bị tốt cho kỳ thi này, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị, trường học tăng cường hỗ trợ, định hướng học sinh lựa chọn môn học phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân; đồng thời yêu cầu các trường đại học sớm hoàn thiện, công bố phương án tuyển sinh phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục, không gây sốc cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc đại học.

Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đòi hỏi công tác tuyển sinh của các trường đại học cần có sự điều chỉnh phù hợp. Qua ghi nhận, tới thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học trên cả nước đã có kế hoạch điều chỉnh trong công tác tuyển sinh từ năm 2025. Thông tin từ Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhà trường dự kiến sẽ giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó sẽ áp dụng phương án xét tuyển kết hợp, xét tuyển bằng kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực… Ngoài ra, nhà trường sẽ có những điều chỉnh về các tổ hợp xét tuyển cho phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT, song việc điều chỉnh vẫn theo hướng là giữ lại các tổ hợp truyền thống, căn bản.

Tương tự, tại Trường Đại học Thương mại, với phương thức thi tốt nghiệp THPT có 2 môn bắt buộc là Ngữ văn và Toán, trong khi các tổ hợp của trường đều có Ngữ văn hoặc Toán và tuyển sinh bằng khối D là chủ yếu, vì vậy sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc xét tuyển của trường. Dự kiến, đến năm 2025, nhà trường sẽ giảm nhẹ số chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, đồng thời tăng số chỉ tiêu xét tuyển bằng các phương thức khác như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực... Cùng đó, nhà trường sẽ tiếp tục nghiên cứu để có những điều chỉnh trong công tác tuyển sinh từ năm 2025 cho phù hợp với tình hình thực tế và bảo đảm thuận lợi nhất cho thí sinh.

Tất cả các ngành tuyển sinh của Trường Đại học Hà Nội đều có tuyển sinh khối D (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ). Với phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 4 môn, nhà trường không gặp khó khăn. Vì thế, nhà trường dự kiến duy trì ổn định các phương thức tuyển sinh hiện tại.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng dự kiến giữ ổn định phương thức tuyển sinh như hiện nay. Việc sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ là một trong số những phương thức xét tuyển của nhà trường. Nhà trường sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, duy trì phương thức xét học bạ với một số ngành.

Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ. Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thu Thủy, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 không làm ảnh hưởng đến Quy chế tuyển sinh đại học hiện nay. Dù thí sinh chọn thi môn nào thì các trường đại học vẫn phải bảo đảm nguyên tắc xét tuyển công bằng giữa các phương thức.

Phân tích sâu hơn về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 tác động tới phương án xét tuyển đại học, lãnh đạo một số trường đại học cho rằng, so với hiện nay, số lượng tổ hợp sẽ giảm. Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, phương án thi với 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn có thể tạo ra 36 tổ hợp môn. Tuy nhiên, học sinh cũng cần sớm có được thông tin chính thức về phương án xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học để chủ động chuẩn bị.

Phạm Thảo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm