--> -->
Dòng sự kiện:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuyển đổi số có sự tăng trưởng mạnh

28/07/2022 13:29

Chia sẻ
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong lĩnh vực kinh tế số, lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2022 đã có hơn 318.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tham gia chương trình chuyển đổi số SMEdx, tăng trưởng 760% so với năm 2021.
Viettel được vinh danh tại toàn bộ các hạng mục chương trình biểu dương Top Công nghệ 4.0 Việt Nam Huyện Mê Linh và Viettel Solutions ký thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số Doanh thu ngành Thông tin và Truyền thông đạt hơn 1,8 triệu tỷ đồng

Với kết quả này, số lượng doanh nghiệp tham gia chương trình chuyển đổi số trong 2 quý vừa qua đã đạt 88,35% mục tiêu đặt ra của kế hoạch cả năm 2022 (360.000 doanh nghiệp).

Cùng với sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp tiếp cận, tham gia chương trình chuyển đổi số, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số SMEdx trong 6 tháng là 47.564, đạt hơn 95% kế hoạch năm 2022 đặt ra (50.000 doanh nghiệp).

Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuyển đổi số có sự tăng trưởng mạnh
Ảnh minh họa (Ảnh internet)

Đối với, chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia, hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhận được công văn đăng ký của 22 doanh nghiệp với 182 nền tảng số, đạt 35/35 nền tảng thuộc chương trình nền tảng số quốc gia.

Đến nay, 35/35 nền tảng số quốc gia đã xong và đã được đưa vào sử dụng (32/35 nền tảng đã dùng chính thức, 3/35 nền tảng đang dùng thử nghiệm).

Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố 50 nền tảng số, trong đó có 18 nền tảng số phổ biến phục vụ chính quyền số; 16 nền tảng số phổ biến phục vụ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa; 16 nền tảng số phổ biến phục vụ người dân.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, định hướng xuyên suốt năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy triển khai chuyển đổi số là ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương.

Ưu tiên thúc đẩy sử dụng các nền tảng số Việt Nam phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân thuộc các lĩnh vực liên lạc, mua sắm, giải trí, sức khỏe, học tập, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Trong năm 2022, việc triển khai các nền tảng kinh tế số tập trung vào các nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).

Ngoài ra, 6 tháng đầu năm, kinh tế số có sự tăng trưởng, nếu như trong năm 2021, GDP kinh tế số đạt 9,6% thì trong quý 1/2022, tỷ lệ này đã tăng lên 10,2% và đến quý 2/2022 là 10,41%.

Trong đó tỷ lệ GDP kinh tế số lĩnh vực ICT chiếm đa số (6,35%); tỷ lệ kinh tế số nền tảng (1,88%) và GDP kinh tế số ngành, lĩnh vực (chiếm 2,17%). Năm 2022, mục tiêu đặt ra GDP kinh tế số là 11,2%

N.Hoa

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Xem thêm