--> -->
Dòng sự kiện:

Doanh nghiệp xã hội: Cách tiếp cận sáng tạo vì sự phát triển nông thôn bền vững

18/06/2019 23:15

Chia sẻ
Ngày 18/6, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) với sự tài trợ của Tổ chức Bánh mì cho Thế giới đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình và Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Hỗ trợ Doanh nghiệp xã hội vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững (dự án SERD)” giai đoạn 2016 - 2019.  
doanh nghiep xa hoi cach tiep can sang tao vi su phat trien nong thon ben vung Phát triển đội ngũ doanh nghiệp để xây dựng nền kinh tế tự cường
doanh nghiep xa hoi cach tiep can sang tao vi su phat trien nong thon ben vung Doanh nghiệp dân doanh: Cần “luồng gió” để bứt phá
doanh nghiep xa hoi cach tiep can sang tao vi su phat trien nong thon ben vung Cần tạo ra những tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân xứng tầm

Hội thảo có sự tham gia của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các cơ quan, ban ngành hai tỉnh Lào Cai và Hòa Bình, đại diện các doanh nghiệp xã hội cộng đồng cùng các tư vấn, đại diện các tổ chức phi chính phủ đang có hoạt động trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Hòa Bình.

Dự án SERD do Tổ chức Bánh mì cho Thế giới và CSIP phối hợp triển khai từ năm 2016 nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm yếu thế ở vùng sâu, vùng xa và các khu vực khó khăn. Dự án thực hiện mục tiêu này bằng việc lựa chọn một cách tiếp cận đổi mới, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của các vùng nông thôn, miền núi.

Theo đó, trong giai đoạn 201-2019, dự án hướng đến thúc đẩy tinh thần kinh doanh trong cộng đồng địa phương và trao quyền cho những hạt nhân năng động - những doanh nghiệp xã hội cộng đồng nhằm góp phần thay đổi tích cực kinh tế và xã hội tại những khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao nhất ở trên địa bàn trên địa bàn hai tỉnh Lào Cai và Hòa Bình. Dựa trên định hướng đó, các hoạt động đã được thiết kế nhằm huy động tối đa sự tham gia của các nhân tố mang tố chất của những doanh nhân xã hội tại cộng đồng.

doanh nghiep xa hoi cach tiep can sang tao vi su phat trien nong thon ben vung
Sản phẩm của các doanh nghiệp xã hội cộng đồng được giới thiệu tại hội thảo

Bên cạnh đó, các chương trình tập huấn nâng cao năng lực và hỗ trợ chuyên sâu được đảm nhiệm bởi các chuyên gia có kinh nghiệm cũng được thiết kế nhằm mục tiêu phát triển tư duy kinh doanh cho các doanh nghiệp cộng đồng cũng như tăng cường kết nối thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ của họ.

Bà Phạm Kiều Oanh, người sáng lập và là Giám đốc CSIP chia sẻ: “Doanh nghiệp xã hội đã xuất hiện trong một thời gian dài nhưng gần đây mới được công nhận như là một cách tiếp cận sáng tạo và có định hướng thị trường để giải quyết các vấn đề xã hội. Với cách tiếp cận này, dự án tao quyền và thúc đẩy sức mạnh nội lực của chính cộng đồng bản địa trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương mình. Khi đó, các hoạt động kinh doanh do bà con làm chủ sẽ trở thành nhân tố mạnh mẽ giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như nguồn tri thức địa phương.”

Trong giai đoạn từ tháng 1/2016 – 6/2019, từ cách tiếp cận và thiết kế chương trình mang tính đổi mới, sáng tạo, dự án SERD đã mang đến sự thay đổi và bước phát triển mới cho các doanh nghiệp xã hội cộng đồng, góp phần mang lại những lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phương. Theo đó, 60 doanh nghiệp xã hội cộng đồng đã nhận được những hỗ trợ từ dự án, mang lại lợi ích trực tiếp đến 1.168 người và gián tiếp nâng cao chất lượng cuộc sống của trên 13.000 người. Đặc biệt, dự án đã mang đến những thay đổi quan trọng trong tư duy, tăng cường năng lực kinh doanh, tạo ra sự phát triển bao trùm và lan truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp cũng như cộng đồng địa phương.

Là một trong những đơn vị được lựa chọn tham gia dự án SERD giai đoạn 2016 - 2019, bà Sùng Thị Lan - Giám đốc Hợp tác xã Mường Hoa chia sẻ: “Trước đây, tôi có mở cửa hàng và làm homestay nhưng kinh doanh thua lỗ, không hiệu quả. Từ khi tham gia các hoạt động với dự án SERD, tư tưởng của tôi được thông suốt nên tôi đã quyết định khởi nghiệp một lần nữa để phát triển kinh tế gia đình và thôn xóm. Nhờ dự án mà tôi học được nhiều kiến thức mới về kinh doanh mà trước đây bản thân không có điều kiện để học.”

Bà Quách Thị Hòa – Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng cũng chia sẻ: “Các hoạt động tư vấn của dự án SERD vô cùng hữu ích đối với hợp tác xã. Đặc biệt là nội dung liên quan đến việc quản lý tổ chức của hợp tác xã đã giúp các thành viên gắn kết hơn và hoạt động tổ chức, quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Ngoài ra, phía tư vấn cũng đã hỗ trợ hợp tác xã rất nhiều trong việc làm nhãn hiệu và kết nối hợp tác xã tới các kênh quảng bá sản phẩm.”

Tại hội thảo, đại diện Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình và Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai – những đối tác thực hiện của dự án SERD tại địa bàn đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phối hợp triển khai các hoạt động của dự án tại địa phương. Từ đó, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp xã hội cộng đồng tại hai tỉnh trong thời gian tới.

Bà Thào Thị Tùng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lào Cai chia sẻ: “Trong 3 năm triển khai thực hiện dự án SERD, sự tham gia của phụ nữ, người dân tộc thiểu số trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp đã được tăng cường rõ rệt. Dự án SERD đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và kiến thức cho người dân, nâng cao vị thế của người phụ nữ và người dân tộc thiểu số, giảm bất bình đẳng giới trong cộng đồng và xã hội.”

Tại hội thảo, báo cáo “Doanh nghiệp xã hội cộng đồng: Thực trạng và kiến nghị” do CSIP phối hợp với CIEM thực hiện dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Bánh mì cho Thế giới đã được đưa ra như một bản khuyến nghị chính sách công nhận vai trò và thúc đẩy môi trường cho các doanh nghiệp xã hội do các nhà hoạch định chính sách địa phương, cộng đồng và các bên liên quan đề xuất. Đây cũng được ghi nhận như là một chiến lược mới trong việc giảm đói nghèo và thay đổi xã hội để gửi đến các cơ quan Nhà nước.

Bà Eva-Maria Jongen, Giám đốc Văn phòng Việt Nam - Lào, Tổ chức Bánh mì Thế giới bày tỏ: “Chúng tôi tin tưởng rằng cách tiếp cận của dự án sẽ giúp tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc tăng cường năng lực tự giúp và khơi dậy tiềm năng của nhóm người nghèo và nhóm yếu thế ở vùng sâu vùng xa và các khu vực khó khăn, từ đó đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ.”

Mai Quý

Treo cờ rủ, ngừng hoạt động vui chơi trong 2 ngày Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công điện yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên cả nước treo cờ rủ và tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong hai ngày 24 và 25/5/2025. Đây là thời gian diễn ra Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đại biểu Quốc hội: Đào tạo, xây dựng tầng lớp nông dân 4.0

Thảo luận tại Tổ 1, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã đề xuất nhiều giải pháp cấp bách thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nông dân, để từng bước hình thành một tầng lớp nông dân chuyên nghiệp thời đại 4.0; phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.

Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025

Sáng nay (23/5), tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025. 851 học sinh giỏi tiêu biểu, đại diện cho gần 2,3 triệu học sinh các cấp học thuộc ngành GD&ĐT Hà Nội vinh dự có mặt tại buổi Lễ.

Lan tỏa những tấm gương “Công nhân giỏi Thủ đô”

Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được các cấp Công đoàn và công nhân lao động Thủ đô tích cực triển khai, hưởng ứng. Danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” được duy trì, phát triển đến nay đã thực sự đi vào chiều sâu và có ý nghĩa lan tỏa rất sâu sắc, danh hiệu là niềm tự hào và mục tiêu phấn đấu của các thế hệ công nhân Thủ đô.

Giao thông đường Kim Mã điều chỉnh, các phương tiện cần lưu ý gì?

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Các phương tiện chỉ được lưu thông một chiều trên đường Giáp Nhất

Do phương án rào chắn thi công cống thoát nước trên đường Giáp Nhất (cạnh ngã ba Giáp Nhất - Nguyễn Trãi) gây thu hẹp mặt đường còn từ 3-4m, để giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông, Sở Xây dựng Hà Nội thực hiện điều chỉnh tổ chức giao thông, tại ngã ba Giáp Nhất - Nguyễn Trãi chỉ cho phép các phương tiện lưu thông một chiều.
Xem thêm