--> -->
Dòng sự kiện:

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

03/09/2023 08:56

Chia sẻ
Có dịp đến các xã của huyện Ba Vì hôm nay dễ dàng cảm nhận về vùng ngoại thành đẹp hơn mỗi ngày. Xã Vân Hòa là một trong những địa phương nổi bật đang từng bước thay da đổi thịt với sự phát triển kinh tế và chất lượng đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Khẳng định tài năng của các nghệ sĩ Việt Nam trong dòng chảy âm nhạc cổ điển thế giới Ngân vang cồng chiêng ở Thủ đô

Sau 15 năm hợp nhất về Hà Nội, diện mạo 7 xã vùng dân tộc và miền núi của huyện Ba Vì đã có nhiều khởi sắc. Có dịp đến với xã Vân Hòa (huyện Ba Vì), chúng tôi cảm nhận được rõ sự thay đổi của bà con nơi đây. Các con đường bê tông hóa nội thôn, nội đồng. Ven đường, các loại hoa khoe sắc trên những cổng nhà. Buổi tối, điện chiếu sáng bừng các con ngõ. Những tuyến đường cũng trở nên bắt mắt hơn với các bức tranh bích họa sáng, xanh, sạch, đẹp…

Bên cạnh sự phát triển hệ thống điện, đường, trường trạm, Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu.

Một trong các gia đình tiêu biểu chúng tôi đến thăm là gia đình chị Tạ Thị Năm (thôn Mồ Đồi) với mô hình chăn nuôi bò sữa. Nhiều năm chăm chút cho đàn bò, hiện tại quy mô chuồng trại của gia đình chị lên tới 50 con.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Diện mạo nông thôn từng bước thay da đổi thịt với sự phát triển kinh tế và đời sống người dân.

Chị Năm cho biết, việc chăn nuôi hiện tại thuận lợi hơn nhiều với các chính sách khuyến nông của xã, huyện, hay việc vay vốn của Ngân hàng chính sách cũng dễ dàng tiếp cận hơn để đầu tư con giống. Với 7 tạ sữa cung cấp cho nhà máy mỗi ngày, gia đình chị có nguồn thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.

“Môi trường chăn nuôi ở thôn, xã có nhiều thay đổi tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ thành chăn nuôi quy mô lớn, tập trung hơn, hình thành chuỗi các hộ chăn nuôi cùng nhau phát triển. Đặc biệt đầu ra sản phẩm có đơn vị bao tiêu, người dân không cần loay hoay làm ra mà không biết bán cho ai”, chị Năm cho hay.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Vân Hòa cho hay, xã có khoảng hơn 3.000 hộ, gồm 2 dân tộc Kinh, Mường là chủ yếu, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 48% dân số. 15 năm sáp nhập về Hà Nội, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì, cơ sở hạ tầng của Vân Hòa có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được nâng cao, diện mạo nông được thay đổi và có nhiều khởi sắc. Nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã Vân Hòa cũng đã vươn lên thoát nghèo.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Mô hình chăn nuôi bò sữa của chị Tạ Thị Năm (thôn Mồ Đồi, xã Vân Hòa).

Tính trong các năm 2018 - 2022, toàn xã có 109 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số, thiếu đất sản xuất và nước sinh hoạt được nhận hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, 128 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ mỗi hộ một con bò sinh sản, 19 hộ được hỗ trợ trong chăn nuôi lợn Mường, gia cầm và trồng cây dược liệu, góp phần tạo việc làm, giúp các hộ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Năm 2017, xã Vân Hòa có 409 hộ nghèo, 104 hộ cận nghèo; đến năm 2023, Vân Hòa chỉ còn 34 hộ nghèo (1,13%), 65 hộ cận nghèo (2,16%). Nhờ đó, bình quân thu nhập đầu người/năm của xã đạt 54,7 triệu đồng (tăng 2,4 triệu đồng/người/năm so với năm 2021). Hoàn thành vượt chỉ tiêu giao 7 tiêu chí, hoàn thành chỉ tiêu được giao 8 tiêu chí. Năm 2021, Vân Hòa được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023.

Bên cạnh đó, việc phát triển các mô hình kinh tế gắn với du lịch, xây dựng thành công 27 sản phẩm OCOP trên địa bàn xã Vân Hòa đã góp phần tích cực tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Các hoạt động văn hóa, thể thao, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mường được chú trọng…

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Những tuyến đường trở nên bắt mắt hơn với hoa; các bức tranh bích họa sáng, xanh, sạch, đẹp…

Không chỉ riêng Vân Hòa, theo lãnh đạo huyện Ba Vì, nhờ sự đầu tư tập trung, hiệu quả, đến nay, toàn bộ 7 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện Ba Vì đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Các xã: Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì, Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Ba Trại đều không còn là xã đặc biệt khó khăn. Những chế độ, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Thu ngân sách năm 2022 của huyện đạt 511.700 triệu đồng, bằng 155,4% kế hoạch Thành phố giao, 104,6% kế hoạch huyện giao, bằng 145,65% so năm 2021.

Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 29 triệu đồng năm 2008 lên 55,6 triệu đồng người/năm năm 2022. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực, bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,05% ( năm 2008) còn 0,58% (năm 2022), số trường đạt chuẩn quốc gia tăng đạt 84/110 trường, đạt tỷ lệ 0,765%. Công tác an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng quy định.

Các tiềm năng của Ba Vì được khai thác và đạt kết quả tích cực: Phát triển du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh với các điểm du lịch nổi bật như: Cụm đền Trung - Thượng - Hạ; các khu du lịch Khoang Sanh, Ao vua, Thiên Sơn Suối Ngà...

Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, huyện tập trung phát triển, đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, nhanh, bền vững, đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc kinh tế, phát triển bền vững, chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế từ “nâu” sang “xanh”…

Ngân Phương

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm