--> -->
Dòng sự kiện:

Đối thoại cấp cao trực tuyến về phục hồi ASEAN sau đại dịch

30/07/2020 22:34

Chia sẻ
Sáng 30/7, nhận lời mời của Tổng Thư ký ASEAN, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN - Việt Nam và Chủ tịch Nhóm công tác liên ngành trực thuộc Hội đồng Điều phối ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE) đã tham gia Đối thoại cấp cao trực tuyến với chủ đề “Phục hồi sau đại dịch: hướng tới một Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ hơn”.
Việt Nam đứng đầu về phục hồi kinh tế trong các nước ASEAN
Các nhà lãnh đạo ASEAN quyết tâm vượt qua dịch bệnh, tiếp tục phát triển bền vững
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN: Thông qua kế hoạch hành động Hà Nội

Cuộc Đối thoại do Ban Thư ký ASEAN tổ chức nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp cho tiến trình xây dựng kế hoạch tổng thể của ASEAN trong ứng phó và phục hồi sau dịch bệnh theo chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tháng 6 vừa qua.

5047 tta 0357 1 1
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN - Việt Nam tham gia Đối thoại

Cuộc đối thoại được thực hiện trực tuyến và trực tiếp, thu hút sự tham gia, tương tác, bình luận của hàng trăm đại biểu đến từ các cơ quan thuộc 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN, các tổ chức quốc tế và khu vực.

Tại Đối thoại, các chuyên gia của WB, ADB, UNESCAP, WEF đã đưa ra một bức tranh tổng thể không nhiều tín hiệu khả quan về kinh tế khu vực và thế giới sau nhiều tháng ứng phó với Covid-19. Trong bối cảnh đó, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp hành động giữa các nước, các ngành liên quan trong ứng phó dịch bệnh cũng như phục hồi kinh tế.

Từ các góc nhìn khác nhau, các diễn giả gợi ý tập trung ưu tiên vào một số lĩnh vực như y tế, bảo trợ xã hội, giáo dục, an ninh lương thực, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ số và các ứng dụng mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0… Theo đó, tiến trình phục hồi sau dịch bệnh của ASEAN cần được xem xét một cách tổng thể, tránh không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững chung mà ASEAN và khu vực đã và đang thực hiện thời gian qua.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đánh giá cuộc Đối thoại trực tuyến có ý nghĩa quan trọng, đóng góp cho việc xây dựng khung kế hoạch phục hồi tổng thể của ASEAN.

5045 tta 0354 1 1
Đối thoại cấp cao trực tuyến với chủ đề “Phục hồi sau đại dịch: hướng tới một Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ hơn”.

Trưởng SOM ASEAN Việt Nam chia sẻ quan điểm về cách tiếp cận, đề xuất của các diễn giả, cho rằng, tiến trình phục hồi kinh tế nên được thực hiện từng bước, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất, du lịch, giao thông vận tải…, phù hợp với thực tiễn, có tính bao trùm và dành sự quan tâm nhiều hơn cho các nhóm yếu thế trong xã hội.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng nhấn mạnh các biện pháp phục hồi cần phù hợp với các giai đoạn ngắn hạn - trung hạn - dài hạn, cũng như phải cân bằng được mục tiêu kép “vừa kiểm soát tốt dịch bệnh vừa khôi phục nhanh các hoạt động kinh tế”.

Trong vai trò là Chủ tịch nhóm Công tác ACCWG-PHE, Thứ trưởng kêu gọi sự tham gia, đóng góp của khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế và các đối tác của ASEAN trong quá trình xây dựng, soạn thảo kế hoạch phục hồi tổng thể của ASEAN, trước mắt là chuẩn bị dự thảo Khung kế hoạch phục hồi.

Kế hoạch phục hồi tổng thể sẽ là một văn kiện mở, được thường xuyên cập nhật, điều chỉnh bởi các cơ quan chuyên ngành của ASEAN để phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh, song sẽ luôn hướng tới việc lấy người dân là trung tâm, đảm bảo an ninh, an toàn của người dân, cũng như quan tâm tới các nhóm yếu thế trong xã hội.

Dự kiến, kế hoạch tổng thể ứng phó và phục hồi sau dịch bệnh sẽ được trình lên các Nhà lãnh đạo ASEAN xem xét, cho ý kiến chỉ đạo tại HNCC ASEAN lần thứ 37 vào tháng 11/2020 tới.

B.D

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Alcaraz và Sinner - không còn là một trận đấu, mà là một biểu tượng. Một cuộc chiến giữa hai sắc thái đối lập nhất của thế hệ Gen Z quần vợt đương đại: một bên là Carlos Alcaraz, chàng trai Tây Ban Nha thi đấu bằng bản năng, tốc độ và cảm xúc bùng nổ; bên kia là Jannik Sinner, niềm kiêu hãnh lạnh lùng của nước Ý, người điều khiển trận đấu bằng sự chính xác, kỷ luật và cỗ máy thể lực vô song.

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Xem thêm