--> -->
Dòng sự kiện:

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

17/05/2025 19:26

Chia sẻ
Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV, chiều 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách
Đại biểu Trần Thị Vân phát biểu thảo luận.

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.

Do vậy cần phải đánh giá tác động một cách toàn diện và sâu sắc hơn các nội dung sửa đổi để đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời giúp việc tổ chức quản lý, sử dụng nguồn lực ngân sách thực sự hiệu quả.

Cho ý kiến cụ thể về quy định dự phòng ngân sách nhà nước, tại Điều 10, đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn tỉnh Bắc Ninh) nêu rõ, dự thảo Luật quy định về sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước với 3 nhóm chi là: Chi phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh; chi dự trữ quốc gia, nhiệm vụ đối ngoại đột xuất, cấp bách; chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới; chi hỗ trợ các địa phương khác.

Tuy nhiên, để kịp thời thực hiện chương trình viện trợ theo các hiệp định, cam kết phát sinh trong năm mà chưa bố trí dự toán, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị cần bổ sung nội dung “chi viện trợ theo các hiệp định” tại khoản 2 điều 10 dự thảo Luật. “Chi viện trợ này là chi từ ngân sách nhà nước, ghi rõ trong kế hoạch tài chính công, và thực hiện theo nội dung các hiệp định nên việc bổ sung vào dự phòng ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết”, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị.

Góp ý về nguồn thu của ngân sách Trung ương, quy định tại Điều 35, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị lựa chọn theo phương án 2, theo đó chỉ quy định trong dự thảo Luật về nguyên tắc, các nguồn thu phân chia và giao Chính phủ xây dựng phương án về tỷ lệ phân chia trình Quốc hội xem xét, quyết định, điều chỉnh.

Riêng đối với tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất, tại điểm g, phương án 2, khoản 2, điều 35 dự thảo Luật quy định: “Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trừ thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, các địa phương không nhận bổ sung cân đối, ngân sách Trung ương hưởng 30%; ngân sách địa phương hưởng 70%. Các địa phương nhận bổ sung cân đối, ngân sách Trung ương hưởng 20%; ngân sách địa phương hưởng 80%”.

Đại biểu Trần Thị Vân phân tích, trên thực tế nguồn thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng rất lớn, là nguồn lực chủ yếu để chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương, nguồn thu này không liên quan đến việc xác định cân đối ngân sách vì thu tiền sử dụng đất phụ thuộc vào việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nên có thể tăng mạnh hoặc giảm sâu từng năm; những năm thị trường bất động sản nóng, nguồn thu này có thể rất cao; ngược lại, khi thị trường trầm lắng, nguồn thu sụt giảm mạnh; nguồn thu này không phản ánh năng lực thu ngân sách cơ bản của nền kinh tế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; mặt khác việc hạch toán số thu tiền sử dụng đất hiện nay bao gồm cả chi phí đầu tư hạ tầng. Do đó đại biểu đề nghị Quy định thống nhất mức phân chia ngân sách Trung ương hưởng 20%, địa phương hưởng 80%.

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách
Đại biểu Hà Đức Minh phát biểu thảo luận.

Góp ý quy định về nguồn thu của ngân sách Trung ương, đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn tỉnh Lào Cai) bày tỏ tán thành với phương án 2 do có tính linh hoạt cao hơn, cho phép điều chỉnh phân chia nguồn thu phù hợp với biến động thực tiễn về thu - chi ngân sách nhà nước, đồng thời phản ánh các thay đổi về cơ cấu nguồn thu theo xu hướng hiện đại (ví dụ như thuế tối thiểu toàn cầu, thuế số, thu từ tài nguyên mới...).

Theo đại biểu Hà Đức Minh, việc giao Chính phủ xây dựng phương án tỷ lệ cụ thể trình Quốc hội quyết định là cần thiết để nâng cao tính chủ động, thích ứng với đặc điểm từng địa phương trong từng giai đoạn.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và ổn định của hệ thống ngân sách, đại biểu Hà Đức Minh đề nghị bổ sung vào phương án 2 ràng buộc pháp lý cụ thể nhằm tránh làm suy giảm vai trò quyết định của Quốc hội.

Cụ thể, đối với nội dung tại khoản h của phương án 2, cần bổ sung quy định khung tỷ lệ tối đa và tối thiểu phần ngân sách địa phương được hưởng đối với từng khoản thu (ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp địa phương được hưởng không dưới 20%, thuế bảo vệ môi trường không dưới 20%...).

Quy định Chính phủ phải công khai các tiêu chí, phương pháp và dữ liệu khi xây dựng tỷ lệ hưởng. Đảm bảo về việc thực hiện tối thiểu 3 năm đối với mỗi kỳ thi hành phương án phân chia tỷ lệ để địa phương có cơ sở lập kế hoạch tài chính trung hạn.

Cần làm rõ hơn về phạm vi, cơ sở của việc phân biệt các khoản thu “do địa phương quản lý” và “do cơ quan trung ương cấp phép” trong các khoản như tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, tiền sử dụng đất, thuế bảo vệ môi trường...để tránh chồng lấn và tạo động lực cho địa phương tăng thu hợp pháp.

Với các khoản thu có tác động trực tiếp đến địa phương về môi trường như: tài nguyên, bảo vệ môi trường... nên tăng tỷ lệ ngân sách địa phương hưởng, hoặc quy định nghĩa vụ ngân sách Trung ương phải tái đầu tư lại cho địa phương khai thác.

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách
Đại biểu Lê Minh Nam phát biểu thảo luận.

Liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội tại Điều 19 của Dự thảo Luật Ngân sách (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam (Đoàn tỉnh Hậu Giang) cho biết, Dự thảo luật đề nghị không quy định mức bố trí kinh phí cụ thể cho các lĩnh vực như giáo dục đào tạo, dạy nghề, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (Điểm b, Khoản 4, Điều 19). Dự thảo luật cũng đề nghị không quy định thẩm quyền của Quốc hội quyết định tổng chi ngân sách trung ương, của từng bộ, cơ quan trung ương theo lĩnh vực (Điểm a, Khoản 5, Điều 19).

Tuy nhiên, đại biểu Lê Minh Nam đề nghị giữ nguyên như quy định của Luật hiện hành. Theo đó, cần quy định trong luật mức chi đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để đảm bảo nguyên tắc Luật thể chế hóa các quy định tại các nghị quyết của Trung ương về các lĩnh vực này.

Đại biểu Lê Minh Nam cho biết, qua theo dõi thực tế, thời gian vừa qua mức chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề có những khó khăn, việc theo dõi, phản ánh tách riêng ra đối với chi thường xuyên thì được nhưng mà chi đầu tư thì vẫn gặp nhiều khó khăn. Việc xác định cái mức chi này sẽ giúp ngoài đạt mục tiêu thể chế hóa các nghị quyết của Đảng thì nó cũng là một kênh cung cấp thông tin đầy đủ để đánh giá quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng cũng như là trong thực tế quản lý, quản trị phải có được những thông tin cụ thể để vấn đề quản lý, điều hành đảm bảo hiệu quả.

Hoàng Phúc

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

Trong một không gian nhẹ nhàng, khoáng đạt, gần gũi và thân tình, không có văn bản, giấy tờ hay báo cáo, tham luận, chỉ có những câu chuyện từ thực tiễn, các cán bộ Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp huyện Gia Lâm đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, bài học quý báu về hoạt động công đoàn.

Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Giữa nhịp sống hối hả của Thủ đô, vẫn có những điều bình dị mà tử tế lặng lẽ diễn ra mỗi ngày. Đó là những nhân viên phục vụ, lái xe buýt âm thầm gieo những mầm thiện lành giữa dòng xe xuôi ngược, góp phần tô điểm cho bức tranh đẹp đẽ của Hà Nội mỗi ngày.

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân năm 2025 với chủ đề: “Tuyên truyền, vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Alcaraz và Sinner - không còn là một trận đấu, mà là một biểu tượng. Một cuộc chiến giữa hai sắc thái đối lập nhất của thế hệ Gen Z quần vợt đương đại: một bên là Carlos Alcaraz, chàng trai Tây Ban Nha thi đấu bằng bản năng, tốc độ và cảm xúc bùng nổ; bên kia là Jannik Sinner, niềm kiêu hãnh lạnh lùng của nước Ý, người điều khiển trận đấu bằng sự chính xác, kỷ luật và cỗ máy thể lực vô song.

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Xem thêm