--> -->
Dòng sự kiện:

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

17/05/2025 18:05

Chia sẻ
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Đa số đại biểu đồng tình với sự cần thiết ban hành dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bảo đảm phục vụ hiệu quả quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Đại biểu Dương Tấn Quân phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Đồng thời bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong quá trình thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá hiện hành.

Liên quan đến Điều 7b về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, một số ý kiến cho rằng, đây là xu hướng tất yếu, trong bối cảnh hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đại biểu Dương Tấn Quân (Đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị dự thảo luật và các văn bản hướng dẫn cần bổ sung một số nội dung cụ thể: Xây dựng một nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia liên thông và xác định truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa giữa các bộ ngành, quy định rõ tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý trên nền tảng chung.

Đại biểu Dương Tấn Quân cho rằng, cần nghiên cứu quy định chặt chẽ về bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân, dữ liệu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ứng dụng công nghệ số, nghiên cứu cho phép thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu số, nhãn điện tử truy xuất nguồn gốc trong một số ngành, lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm…

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Đồng tình với nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) nhấn mạnh cần tạo cơ chế đặc thù, tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc, giúp cho việc kết nối, thu thập, chia sẻ thông tin về sản phẩm, minh bạch thông tin với người tiêu dùng, khắc phục tình trạng kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa thủ công trong thời gian qua.

Về quản lý sản phẩm, hàng hóa trên sàn thương mại điện tử, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) nêu rõ, tại các điều 44a, 44b, 44c dự thảo Luật đã quy định về trách nhiệm của sàn thương mại điện tử, cá nhân bán hàng online, ứng dụng công nghệ số và truy xuất nguồn gốc, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung chưa cụ thể và thiếu chế tài đi kèm.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị cần bổ sung các quy định để ràng buộc trách nhiệm của sàn thương mại điện tử. Cụ thể: Kiểm tra điều kiện pháp lý liên quan đến chất lượng, công bố tiêu chuẩn hợp quy trước khi cho phép sản phẩm, hàng hóa hiển thị trên các gian hàng, xử lý nghiêm các vi phạm đối với nền tảng cố tình tiếp tay hoặc không gỡ bỏ sản phẩm kém chất lượng sau khi đã có cảnh báo từ cơ quan chức năng, thiết lập cơ chế hậu kiểm định kỳ đối với người bán hàng online, đảm bảo minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật, công bố công khai nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm nếu có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền hoặc người tiêu dùng, áp dụng chế tài xử phạt hành chính nếu sàn thương mại điện tử hoặc người bán không tuân thủ các quy định về chất lượng.

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH)

Thời gian qua, số lượng các vụ vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên sàn thương mại điện tử ngày càng gia tăng. Dẫn chứng số liệu báo cáo của Bộ Công Thương về số lượng vi phạm trong năm 2024 đã tăng 266% so với năm 2023, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn tỉnh Nghệ An) nhấn mạnh việc thiết lập cơ chế, kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cũng góp ý về trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong việc xác minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, đại biểu Hoàng Minh Hiếu cho rằng, quy định này chưa thực sự phù hợp với thực tiễn vận hành, cần làm rõ liệu sàn thương mại điện tử có đủ năng lực và thẩm quyền pháp lý để thực hiện việc xác minh nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa hay không.

Trên thực tế, các sàn chỉ có thể yêu cầu người bán cung cấp thông tin, tài liệu liên quan theo quy định pháp luật, nhưng không có quyền xác thực tính chính xác, hợp pháp của thông tin đó, đặc biệt trong các trường hợp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, xuất xứ hoặc chứng nhận chuyên ngành.

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Nếu quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử phải chủ động xác minh nguồn gốc hàng hóa, thì vô hình chung, sàn sẽ phải chịu trách nhiệm cho các hành vi vượt ngoài khả năng kiểm soát của mình. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, làm rõ lại trách nhiệm của sàn thương mại điện tử một cách hợp lý, phù hợp với vai trò trung gian của sàn trong chuỗi cung ứng.

Cơ bản đồng tình với quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử phải gỡ bỏ sản phẩm vi phạm trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu từ cơ quan chức năng hoặc người tiêu dùng, tuy nhiên, đại biểu Hoàng Minh Hiếu cho rằng, cần bổ sung một số điều kiện để đảm bảo tính công bằng và minh bạch: Thông tin yêu cầu gỡ bỏ phải nêu rõ lý do, cơ sở pháp lý và mô tả cụ thể sản phẩm, hàng hóa bị cho là vi phạm, tránh tình trạng yêu cầu không rõ ràng gây thiệt hại cho bên bán, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính đáng.

Ngoài ra, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị bổ sung quy định về việc tiếp nhận phản ánh từ các chủ thể có liên quan, đặc biệt là chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ. Việc mở rộng chủ thể có quyền yêu cầu xử lý vi phạm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi chính đáng, phòng chống gian lận thương mại trên sàn thương mại điện tử.

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: QH)

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến các nội dung: Phân loại sản phẩm, hàng hóa theo mức độ rủi ro khác nhau để quản lý theo hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; chuyển đổi số toàn diện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gắn với việc xây dựng một nền tảng số quốc gia duy nhất về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia; tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên môi trường mạng, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh; tăng chế tài xử lý vi phạm theo hướng răn đe, nghiêm minh, bảo đảm hiệu lực thực thi pháp luật.

Hoàng Phúc

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân năm 2025 với chủ đề: “Tuyên truyền, vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Alcaraz và Sinner - không còn là một trận đấu, mà là một biểu tượng. Một cuộc chiến giữa hai sắc thái đối lập nhất của thế hệ Gen Z quần vợt đương đại: một bên là Carlos Alcaraz, chàng trai Tây Ban Nha thi đấu bằng bản năng, tốc độ và cảm xúc bùng nổ; bên kia là Jannik Sinner, niềm kiêu hãnh lạnh lùng của nước Ý, người điều khiển trận đấu bằng sự chính xác, kỷ luật và cỗ máy thể lực vô song.

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Xem thêm