--> -->
Dòng sự kiện:

Đón Tết truyền thống trong lòng phố cổ Hà Nội

28/01/2024 21:25

Chia sẻ
Chương trình “Tết Việt - Tết phố 2024” giúp bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung tới đông đảo nhân dân và du khách.
Hà Nội ra mắt sản phẩm du lịch đêm - Điểm chạm của những xúc cảm Triển lãm “Long Thành Gấm Hoa”: Góc nhìn mới của người trẻ về phố cổ Hà Nội Chùm hoạt động đặc sắc đón Tết trên phố cổ Hà Nội năm 2024

Ngày 28/1, chương trình “Tết Việt - Tết phố 2024” nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức, đã khai mạc tại đình Kim Ngân, 40-42 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Đón Tết truyền thống trong lòng phố cổ Hà Nội
Hoạt động dựng cây nêu.

Phó Trưởng Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Trần Thị Thúy Lan cho biết: Chuỗi hoạt động văn hóa “Tết Việt - Tết Phố 2024” sẽ tập trung giới thiệu với nhân dân, du khách về không gian, nếp sinh hoạt đón Tết truyền thống của người Hà Nội, không gian Tết truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm các nét văn hoá dân gian như dựng cây nêu, gói bánh,…, cũng như giao lưu, giới thiệu các sản phẩm làng nghề.

Mở đầu chương trình là lễ rước dâng lễ cửa đình và dựng cây nêu. Tại buổi khai mạc, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ Đình Làng Việt phối hợp thực hiện các nghi lễ truyền thống như: Đoàn rước dâng lễ cửa đình, lễ cáo yết Thành Hoàng và cúng tổ nghề, lễ dựng cây nêu,…

Đón Tết truyền thống trong lòng phố cổ Hà Nội
Biểu diễn điệu múa con đĩ đánh bồng.

Đoàn rước dâng lễ cửa đình xuất phát từ Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, đi qua phố Đào Duy Từ - Ô Quan Chưởng - Hàng Chiếu - Hàng Giầy - đền Bạch Mã - Hàng Buồm - Tạ Hiện - rạp Chuông Vàng - Hàng Bạc - đình Kim Ngân. Tham gia đoàn rước là hơn 300 người, trong đó có tới 200 người bê lễ, đa phần là thanh thiếu niên.

Đoàn chia làm nhiều khối: Khối sinh tiền, khối làm lễ, khối dâng lễ, khối các địa phương (nghệ thuật Huế, hát Xoan Phú Thọ, hát Then Thái Nguyên...) và cộng đồng.

Những người tham gia đoàn rước đều mặc trang phục áo dài truyền thống ngũ thân, trong đó, người làm lễ mặc áo tấc (áo tay rộng), những người còn lại mặc áo tay chẽn. Lễ vật là những vật phẩm truyền thống của Hà Nội: Bánh cốm, chè sen, bánh chưng, mứt Tết...

Đón Tết truyền thống trong lòng phố cổ Hà Nội
Tiết mục biểu diễn hát then.

Lễ dựng cây nêu được thực hiện sau khi hoàn tất các nghi lễ khác và thực hiện trong sự vui mừng, phấn khích của những người tham dự. Cây tre dùng để làm cây nêu được lấy từ huyện Chương Mỹ (Hà Nội), các đồ làm nêu như các con cá được đặt tại làng mộc Áng Phao (huyện Thanh Oai), sơn các con cá do thợ sơn làng sơn mài Bối Khê (huyện Phú Xuyên) thực hiện. Cây nêu được dựng với ý nghĩa giữ đất, không cho ma quỷ xâm chiếm đất, nhưng nó có ý nghĩa lớn lao hơn là báo hiệu mùa Xuân mới đã về.

Tại sự kiện, PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ, “Tết Việt - Tết cổ là một chương trình thường niên có ý nghĩa to lớn, không chỉ đánh dấu cho một giai đoạn văn hoá Tết cổ truyền của dân tộc mà còn là cơ hội để người dân có thể thực hành những giá trị văn hoá nhiều hơn, từ đó củng cố thêm niềm tự hào về cội nguồn, dân tộc, thu hút sự quan tâm của khách du lịch đến tìm hiểu.

Nhờ những hoạt động ý nghĩa như vậy, chúng ta sẽ tự tin hơn trong việc bảo tồn, giữ gìn, quảng bá các giá trị văn hoá của dân tộc.

Cũng trong khuôn khổ lễ khai mạc, người dân và du khách yêu nghệ thuật được thưởng thức các tiết mục văn hoá như: Hát then, hát xoan, diễn xướng dân gian,... với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ đến từ Bắc Ninh, Phú Thọ. Góp phần làm phong phú các hoạt động tôn vinh quảng bá di sản dịp đầu năm mới tại Khu phố cổ Hà Nội.

Phương Bùi

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Những ngày này, tại Vườn hoa Diên Hồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật công cộng. Điểm đặc biệt của triển làm là những thiết kế độc đáo có nguyên liệu chủ yếu từ vật liệu tái chế, giấy dó thủ công, kết cấu thép hiện đại và các vật liệu tưởng chừng như phải bỏ đi khác.

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh Nghệ An thống nhất nội dung Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu quả theo Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân

Không chỉ là khẩu hiệu, Tháng Công nhân hằng năm đã trở thành dịp để nhiều địa phương, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn triển khai những hoạt động thiết thực chăm lo đời sống, sức khỏe cho người lao động. Trong đó, các chương trình khám sức khỏe miễn phí là minh chứng cụ thể cho sự thấu hiểu, đồng hành cùng công nhân không chỉ trong công việc mà cả hành trình giữ gìn sức khỏe và an sinh lâu dài.
Xem thêm