--> -->
Dòng sự kiện:

Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về thành phố Hà Nội: Sẽ cố gắng để khởi công sớm nhất

18/05/2025 08:21

Chia sẻ
Sở Xây dựng Hà Nội vừa có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, Sở Tài chính về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội).
Phó Giám đốc Sở NN&MT Hà Nội: Công tác GPMB là phép thử năng lực giữa các đơn vị liên quan Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Phối hợp với các cơ quan của UBND tỉnh Bắc Ninh đề xuất phương án đầu tư phù hợp

Tuyến đường từ Bắc Ninh đến Hà Nội có chiều dài khoảng 35,5 km. Trên địa bàn Hà Nội, tổng chiều dài đoạn tuyến dài 14 km, trong đó 7 km là tuyến đường mới, còn lại 7 km trùng với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên/Vành đai 3.

Về cơ chế đầu tư, ngày 25/3, tại thông báo số 156/TB-VP, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tài chính Hà Nội khẩn trương triển khai theo chỉ đạo tại văn bản số 3093/VP-ĐT ngày 17/3/2025. Sở Tài chính Hà Nội sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan của UBND tỉnh Bắc Ninh để đề xuất phương án đầu tư phù hợp.

Một trong những phương án được đề xuất, Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm GPMB cho phần tuyến thuộc địa phận Hà Nội, trong khi tỉnh Bắc Ninh đảm nhiệm phần còn lại trên địa bàn tỉnh mình.

UBND thành phố Hà Nội cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép hai địa phương triển khai dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) với hợp đồng BT cho toàn tuyến. Quỹ đất đối ứng BT sẽ được xác định dựa trên suất đầu tư từng đoạn tuyến tại mỗi địa phương, theo nguyên tắc địa phương nào đầu tư xây dựng thì sử dụng quỹ đất hai bên tuyến đường thuộc địa phương đó.

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Phi Thường, ngày 11/4/2025, UBND Thành phố đã có văn bản số 1369/UBND-ĐT giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, các đơn vị có liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, trình hồ sơ chủ trương đầu tư dự án đầu tư công thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, GPMB của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội).

Về phía Sở Xây dựng, ngày 11/4/2025 đã có văn bản số 3511/SXD-TCĐT gửi các Sở Nông nghiệp và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, UBND các huyện Đông Anh, Gia Lâm về việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, GPMB của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội). Đến nay, các đơn vị nói trên đều có văn bản hồi âm gửi về Sở Xây dựng.

Dự án tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về thành phố Hà Nội: Sẽ cố gắng để khởi công sớm nhất
Hà Nội đang sớm có phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, GPMB dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội. (Ảnh: K.H)

Sở Xây dựng đã tổ chức buổi làm việc cùng các đơn vị gồm: Sở Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, UBND các huyện Đông Anh, Gia Lâm, UBND thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để thống nhất phạm vi, quy mô thuộc dự chủ trương đầu tư dự án đã nêu.

Từ buổi làm việc này, Sở Xây dựng đã có Tờ trình số 128/TTr-SXD ngày 16/4/2025 gửi UBND thành phố, Sở Tài chính về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, GPMB của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội).

Chính sách bồi thường, tái định cư công khai, minh bạch

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Đông Anh Nguyễn Văn Cường, huyện Đông Anh đang triển khai thực hiện 370 dự án, trong đó: 367 dự án sử dụng ngân sách huyện và hỗ trợ mục tiêu Thành phố; 3 dự án sử dụng vốn ngân sách tập trung Thành phố, với tổng mức đầu tư khoảng hơn 105.411 tỷ đồng.

Có 9 dự án trọng tâm, trọng điểm gồm: Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên (từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa) đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; Dự án Xây dựng 2 tuyến đường gom dọc theo Quốc lộ 3 mới (đoạn từ nút giao giữa đường Vành đai 3 với đường Quốc lộ 3 mới) đến hết địa phận huyện Đông Anh; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường Đản Dị đến tuyến đường Võ Nguyên Giáp, huyện Đông Anh; Dự án xây dựng tuyến đường gom và kè sông Đào Nguyên Khê đoạn từ đường sắt Hà Nội - Lào Cai đến cầu Phù Lỗ, huyện Đông Anh; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh; Dự án xây dựng Trường Mầm non Đông Hội; Dự án xây dựng Trường Trung học cơ sở Lại Đà; Dự án xây dựng khu văn hóa cộng đồng thôn Lại Đà; Dự án xây dựng hoàn thiện Hạ tầng khu cây xanh phía Tây Nam thôn Lại Đà.

Đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội), đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, lãnh đạo UBND huyện chỉ đạo Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư, Ban QLDA và Trung tâm phát triển quỹ đất huyện phối hợp với UBND các xã nơi có đất bị thu hồi và các phòng ban chuyên môn tổ chức họp công khai các văn bản pháp lý của các dự án, phương án dự thảo, tổ chức khảo sát, điều tra, lập phương án; trình phê duyệt phương án và chi trả tiền bồi thường hỗ trợ...

Công tác tái định cư, cần có sự công khai, minh bạch, nơi người dân, tổ chức được tái định cư phải bằng hoặc tốt hơn vị trí ban đầu. Không chỉ lo tái định cư cho người sống mà Huyện ủy, UBND huyện cùng các đơn vị liên quan còn lo tái định cư cho người chết. Các nghĩa trang nơi có mộ từ các dự án chuyển tới bao giờ cũng khang trang, xanh, đẹp. Từ đó, tạo niềm tin và sự đồng thuận trong nhân dân khi có mộ phần của gia đình nằm trong đất dự án.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đông Anh Nguyễn Văn Cường đúc kết kinh nghiệm, để có được thành công trong triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn huyện cần sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện với tinh thần coi đây là nhiệm vụ “trung tâm của trung tâm”, công tác GPMB phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”. Huyện ủy, UBND huyện phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, công khai các văn bản pháp lý, lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án.

Khắc Hạnh

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế

Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Nguy hại khi sử dụng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Thời gian gần đây các cơ quan chức năng liên tục triệt phá những đường dây sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… điều này khiến nhiều người dân không khỏi hoang mang, lo lắng. Đáng lo ngại, theo các chuyên gia y tế, nếu người bệnh dùng phải thuốc giả, thực phẩm chức năng giả sẽ gây tác hại khôn lường.

Giải đáp chính sách mới về BHXH và an toàn lao động cho người lao động Thủ đô

Mới đây, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về bảo hiểm xã hội (BHXH) và an toàn, vệ sinh lao động”. Sự kiện thu hút đông đảo cán bộ công đoàn, công nhân, viên chức, lao động tham gia, đặt nhiều câu hỏi thiết thực và nhận được sự giải đáp cụ thể từ các chuyên gia, đại diện cơ quan chức năng.
Xem thêm