--> -->
Dòng sự kiện:

Dự báo đồng USD tuần tới chịu áp lực lớn từ chính sách thuế quan của Mỹ

11/05/2025 20:54

Chia sẻ
Giới phân tích dự báo đồng USD sẽ được hỗ trợ tuần tới, nhờ kỳ vọng Mỹ giảm thuế quan sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Anh vừa đạt được.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Đồng USD tiếp tục phục hồi Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"

Tỷ giá USD thế giới tuần qua

Trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch đầu tuần, đồng USD giảm 0,25%, xuống mức 99,78, khi thị trường cân nhắc sự bất ổn liên tục từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tác động của chúng đối với nền kinh tế.

Thị trường đã bị ảnh hưởng bởi thực tế là Tổng thống Donald Trump không từ bỏ lập trường của mình rằng, thuế quan là quan trọng, Juan Perez, Giám đốc giao dịch tại Monex USA ở Washington nhận định.

Ông Trump cho biết, ông sẽ không cố gắng sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, nhưng lặp lại lời kêu gọi hạ lãi suất và gọi Powell là “người cứng rắn”.

Sang ngày 7/5, đồng bạc xanh tiếp tục giảm 0,44%, xuống mức 99,40 do lo ngại về các thỏa thuận thương mại.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi thông tin chi tiết về các thỏa thuận thương mại mà chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết đang đàm phán với các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc. Ông Trump cuối tuần trước đã cho biết rằng một số thỏa thuận sẽ được công bố trong tuần này. Đồng CAD đã tăng giá sau khi Thủ tướng Canada Mark Carney gặp gỡ Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Nhà Trắng vào ngày 6/5. Đồng CAD theo đó đã tăng giá 0,39% so với đồng USD, đạt mức 1,38 CAD.

Dự báo đồng USD tuần tới chịu áp lực lớn từ chính sách thuế quan của Mỹ
Dự báo đồng USD tuần tới chịu áp lực lớn từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Đến ngày 8/5, đồng bạc xanh quay đầu tăng 0,63%, đạt mức 99,87 sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 4,25%-4,50%, nhưng cho biết rủi ro lạm phát và thất nghiệp gia tăng, trong khi triển vọng kinh tế của Mỹ vẫn chưa ổn định. Marvin Loh, chiến lược gia thị trường toàn cầu cấp cao tại State Street ở Boston nhận định Fed có phần “diều hâu” hơn một chút so với kỳ vọng của thị trường.

Đến ngày 9/5, chỉ số DXY tiếp tục tăng 1,02%, đạt mức 100,63 khi thị trường bớt lo lắng nhờ thỏa thuận thương mại song phương giữa Mỹ và Anh, trong khi đồng bảng Anh đảo ngược mức tăng đạt được sau khi Ngân hàng Anh cắt giảm lãi suất.

Cụ thể, Tổng thống Mỹ đã công bố một thỏa thuận thương mại mang tính “đột phá” với Anh vào ngày 8/5, theo đó vẫn giữ nguyên mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu của Anh, bao gồm cả xe cộ. Thị trường coi thỏa thuận thương mại là tích cực và nó có thể đóng vai trò là khuôn mẫu cho các quốc gia khác muốn ký kết các hiệp định thương mại với Mỹ.

Đồng USD chốt tuần giao dịch với mức giảm 0,22%, xuống mức 100,42, nhưng đang trên đà tăng giá trong tuần so với các loại tiền tệ chính, bao gồm đồng franc Thụy Sĩ, đồng yên Nhật và đồng EUR, sau khi thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Anh làm gia tăng sự lạc quan về các cuộc đàm phán sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc.

Giá USD trong nước đi lên

Dù chỉ số DXY phục hồi nhẹ, tỷ giá trong nước vẫn chịu áp lực lớn bởi chênh lệch lãi suất VND - USD và cung ngoại tệ thắt chặt.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực phân tích, dù tỷ giá USD/VND tăng hơn 2% từ đầu năm đến nay, thấp hơn dự báo trước đó nhưng VND vẫn đang mất giá so với USD và các đồng tiền khác trong khu vực lại tăng giá.

“Bởi VND vẫn là đồng tiền yếu so với khu vực. Nhu cầu về cung cấp ngoại tệ cho hoạt động xuất nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm nay biến động mạnh hơn và câu chuyện liên quan đến găm giữ ngoại tệ, vàng… Đây là những lý do Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo trước Quốc hội. Thực tế, tỷ giá USD/VND năm nay đang ở thế giằng co với nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực. Vì vậy, dự báo tỷ giá cả năm sẽ tăng khoảng 3-4%”, chuyên gia Cấn Văn Lực nói.

Trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng nêu tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực lớn, đa chiều và thay đổi nhanh chóng do diễn biến kinh tế - chính trị quốc tế khó lường. Đặc biệt là chính sách thuế quan của chính quyền Mỹ, đồng USD quốc tế biến động nhanh, gây áp lực lên các đồng tiền.

“Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tỷ giá linh hoạt, phối hợp các công cụ chính sách tiền tệ (điều tiết thanh khoản, lãi suất) và can thiệp khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời”, Ngân hàng Nhà nước nêu.

Trong báo cáo mới nhất cập nhật thị trường tiền tệ, Công ty Chứng khoán MBS phân tích dù chỉ số DXY đã giảm mạnh 9,7% từ đỉnh năm 2025, tỷ giá USD/VND vẫn duy trì ở ngưỡng cao trong tháng 4. Việc tỷ giá neo ở mức cao một phần được cho là do trong tháng 4, Kho bạc Nhà nước tiếp tục chào mua USD từ các ngân hàng thương mại với tổng trị giá 110 triệu USD, phần nào khiến nguồn cung ngoại tệ càng bị thắt chặt. Trong bối cảnh tình hình thương mại đối mặt với nhiều bất ổn liên quan đến các chính sách thuế quan khó đoán định từ phía Mỹ, nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp thường có xu hướng tăng.

“Ngoài ra, việc lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh về mức đáy 13 tháng vào cuối tháng đã khiến chênh lệch lãi suất VND - USD đảo chiều âm ở mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay. Các yếu tố trên đã gây sức ép đáng kể lên tỷ giá”, chuyên gia của MBS nói.

Tuệ Lâm (t/h)

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm