--> -->
Dòng sự kiện:

Dự kiến Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 gồm 11 dự án

22/01/2023 15:43

Chia sẻ
Trên cơ sở các nguyên tắc và đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các bộ, cơ quan ngang bộ, dự kiến Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 gồm 11 dự án.
Hà Nội đề xuất 9 chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) Hà Nội đề xuất được sử dụng ngân sách Thành phố để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

Bộ Tư pháp đang phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chuẩn bị dự thảo Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Trên cơ sở rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Tư pháp đề xuất ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Kết luận của Bộ Chính trị về việc tổng kết thực hiện các nghị quyết về tư pháp, pháp luật; các yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, ưu tiên đề xuất vào Chương trình các dự án cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp...

Dự kiến Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 gồm 11 dự án
Một phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật năm 2022. (Ảnh: VGP)

Đề nghị về Chương trình năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023 cần đảm bảo tính khả thi, tránh dồn nhiều dự án vào Chương trình năm 2023. Đồng thời, tránh dồn quá nhiều dự án vào một cơ quan soạn thảo, thẩm tra nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ soạn thảo và thẩm định, thẩm tra. Đặc biệt coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, không đưa vào Chương trình những dự án thiếu hồ sơ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

Trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan ngang bộ, các nguyên tắc và để bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa Chương trình năm 2023 và năm 2024, dự kiến Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2023 đối với 6 dự án và dự kiến Đề nghị của Chính phủ về Chương trình năm 2024 gồm 11 dự án.

Ngoài ra, còn một số đề nghị xây dựng luật các bộ, cơ quan ngang bộ đang xây dựng hoặc đang hoàn thiện nhưng chưa được trình, báo cáo Chính phủ hoặc Thường trực Chính phủ xem xét, thông qua, nên Bộ Tư pháp chưa có cơ sở để tổng hợp, đưa vào Đề nghị về Chương trình năm 2024.

Cụ thể, tại Kỳ họp thứ 7, Chương trình thông qua dự kiến gồm 6 dự án là: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Địa chất và Khoáng sản; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Phát triển công nghiệp, là các dự án được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6.

Chương trình cho ý kiến dự kiến có 5 dự án là: Luật Dân số (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Tại Kỳ họp thứ 8, Chương trình thông qua dự kiến có 5 dự án, là các dự án được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, và chưa có dự án nào đề xuất cho Chương trình cho ý kiến.

Bên cạnh đó, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, còn 17 nhiệm vụ nghiên cứu lập pháp cần được nghiên cứu, đề xuất lập đề nghị đưa vào Chương trình năm 2023 - 2024 theo tiến độ được xác định tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ triển khai Kết luận số 19-KL/TW về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.

Để đảm bảo tiến độ và kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Bộ Tư pháp đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương rà soát, chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Phương Thảo

Bayern Munich vs M'Gladbach: Quyết không khoan nhượng

Trận đấu giữa Bayern Munich và Borussia Mönchengladbach diễn ra vào lúc 23h30 ngày 10/5 tại vòng 33 Bundesliga mang đến một bối cảnh trái ngược rõ rệt về mặt tâm lý và mục tiêu. Bayern Munich đã chính thức lên ngôi vô địch trước hai vòng đấu, trong khi M'Gladbach vẫn đang nuôi hy vọng, dù rất nhỏ, để giành vé tham dự cúp châu Âu mùa sau.

Barca vs Real Madrid: El Clasico quyết định ngôi vương

Trận Siêu kinh điển giữa Barcelona và Real Madrid luôn là tâm điểm của bóng đá thế giới, và cuộc chạm trán trong khuôn khổ vòng 35 La Liga sắp tới, diễn ra vào lúc 21h15 ngày 11/5, hứa hẹn sẽ còn kịch tính hơn khi mang ý nghĩa then chốt cho cuộc đua đến ngôi vô địch mùa giải 2024/25.

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 9/5 khép lại với sắc đỏ bao phủ các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, khi nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm các cuộc đàm phán thương mại quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sỹ.
Xem thêm