--> -->
Dòng sự kiện:

Du lịch Hà Nội dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023 sôi động, hấp dẫn

02/01/2023 18:53

Chia sẻ
Dịp nghỉ Tết Dương lịch năm nay được nghỉ 3 ngày cùng với việc dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ mở cửa trở lại nên nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan du lịch tại Hà Nội của du khách tăng cao.
Khách du lịch đến Hà Nội trong tháng 10 năm 2022 tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ Đưa áo dài trở thành “đại sứ du lịch” của Thủ đô Hà Nội phấn đấu đón 22 triệu lượt khách du lịch trong năm 2023

Dịp nghỉ Tết Dương lịch năm nay rơi vào cuối tuần, thời gian ngắn nên đa số người dân chọn phương án nghỉ ngơi, du lịch tại chỗ thay vì thực hiện hành trình di chuyển xa.

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch (từ ngày 31/12/2022 đến ngày 2/1/2023), ước tính khách du lịch đến Hà Nội đạt 208 nghìn lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 38 nghìn lượt; khách du lịch nội địa ước đạt 170 nghìn lượt, tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 779 tỷ đồng.

Du lịch Hà Nội dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023 sôi động, hấp dẫn
Thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Du lịch Thế giới 2022 tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Bên cạnh đó, ngày 1/1/2023, lãnh đạo Sở Du lịch đã tham gia sự kiện của hãng hàng không Vietjet Air chào đón hành khách quốc tế đến Hà Nội đầu năm mới từ Osaka, Nhật Bản đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài trong không khí hân hoan, khởi đầu cho một năm mới 2023 hứa hẹn những điều tốt đẹp.

Trên các trang booking trực tuyến có nhiều khách sạn trên địa bàn Hà Nội kích cầu bằng hình thức giảm giá phòng, giá dịch vụ từ 10%-65% với kỳ vọng lấp đầy số phòng hiện có của khách sạn.

Ước tính 3 ngày nghỉ lễ, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn ước đạt khoảng 63,4%, trong đó khách nội địa lưu trú ước đạt khoảng 35,5%; khách quốc tế lưu trú đạt khoảng 27,9% (khách quốc tế chủ yếu đến từ các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Mỹ, CHLB Đức, Hàn Quốc, Phần Lan…).

Tại các khách sạn, nhà hàng và các trung tâm thương mại, mua sắm, ăn uống, giải trí... đạt chuẩn phục vụ khách du lịch lượt khách và sức mua tăng không quá cao, ước tính doanh thu tăng khoảng 45 - 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Công tác tổ chức đón khách du lịch dịp nghỉ Tết dương lịch 2023 tại các khu, điểm tham quan du lịch tiếp tục được diễn ra sôi động, chu đáo. Các chương trình chào đón Tết Dương lịch 2023 đã được tổ chức thành công, thu hút sự quan tâm của khách du lịch như Chương trình “Chào năm mới 2023” tại Quảng trường Đông kinh Nghĩa Thục; chuỗi các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực chào đón năm mới và trưng bày hoa, cây cảnh kéo dài đến Tết Nguyên đán tại 06 tuyến phố đi bộ để người dân và du khách đến tham quan, vui chơi, mua sắm.

Đặc biệt, trong kỳ nghỉ lễ Tết Dương lịch, nhiều khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố đã ra mắt nhiều chương trình, sản phẩm du lịch mới cũng như tổ chức các hoạt động hấp dẫn nhằm kích cầu, thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Điển hình như, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng khai trương không gian đi bộ khu vực Trần Nhân Tông và phụ cận vào tối ngày 30/12/2022; Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm hoàn thiện, phục hồi lại điểm tham quan phố bích họa Phùng Hưng; Hoàng thành Thăng Long cho ra mắt chương trình tour đêm mới với tiêu đề “Đêm Hoàng Cung Thăng Long - Một cảm nhận độc đáo”. Bảo tàng Văn học Việt Nam với chương trình tour du lịch văn học mới được diễn ra vào buổi tối.

Bên cạnh sản phẩm tour đêm, Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng lịch sử quốc gia và di tích Nhà Tù Hỏa Lò còn trưng bày, triển lãm các tư liệu, hình ảnh về 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”; Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trưng bày “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên”; tour tham quan những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng của Hà Nội: làng sinh vật cảnh Hồng Vân, thung lũng hoa hồ Tây…; tour đạp xe khám phá Hà Nội; các hoạt động cắm trại, leo núi, đi bộ địa hình tại các vùng ngoại thành Thành phố…

Theo số liệu cung cấp của một số điểm du lịch di tích, bảo tàng, công viên, khu sinh thái, nghỉ dưỡng du lịch trên địa bàn, từ ngày 31/12/2022 đến 1/1/2023: Vườn thú Hà Nội đón khoảng 26.190 lượt khách, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón khoảng 2.005 lượt khách, Làng cổ Đường Lâm đón 1.500 lượt khách, Khu nghỉ dưỡng Tản Đà Spa đón khoảng 479 lượt khách, điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân đón khoảng 3.652 lượt khách, Hoàng thành Thăng Long đón khoảng 5.500 lượt khách, Ban quản lý di tích nhà tù Hỏa Lò đón khoảng 4.700 lượt khách, 3 điểm du lịch của huyện Gia Lâm: Bát Tràng, Phù Đổng và Dương Xá đón khoảng 35.000 lượt khách…

Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết: “Trong dịp lễ Noel và nghỉ lễ Tết Dương lịch Đoàn kiểm tra của Sở cũng đã tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên, vận chuyển khách du lịch gắn với việc đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng, lòng đường, hè phố; xử lý các hành vi đeo bám, chèo kéo, ép giá, bắt chẹt khách du lịch, tình trạng người ăn xin,… tại các điểm đến du lịch trên địa bàn Thành phố.

Qua kiểm tra, rà soát, về cơ bản tại các điểm đến đang hoạt động đã tập trung, tăng cường công tác, sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Các cơ sở cung cấp dịch vụ, hàng quán được sắp xếp ngăn nắp, niêm yết giá đầy đủ; việc trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp được bố trí tại khu vực riêng”.

Phương Bùi

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Xem thêm