--> -->
Dòng sự kiện:

Du lịch Việt hồi phục từ thị trường nội địa

22/10/2021 07:57

Chia sẻ
Du lịch nội địa được xem là “phao cứu sinh” cho ngành Du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Các tỉnh, thành phố đang xây dựng, gấp rút triển khai nhiều lộ trình...
Thí điểm đón khách quốc tế tại Phú Quốc: Du lịch Việt chờ ngày trở lại Từ số 0 đến điểm đến quốc tế: Bước tiến dài của du lịch Việt Nam
Du lịch Sapa. Ảnh: LĐ
Du lịch Sapa. Ảnh: LĐ

Chủ động thích ứng

Nhằm từng bước phục hồi du lịch trong trạng thái bình thường mới, nhiều tỉnh và thành phố xây dựng kế hoạch kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn.

Đà Nẵng là một trong những thành phố sớm đưa ra những chiến lược khá bài bản trong việc triển khai phương án đón du khách nội địa với phương châm: Chủ động thích ứng, linh hoạt để đạt hiệu quả.

Sở Du lịch Đà Nẵng sẽ đề xuất UBND thành phố phương án đón khách du lịch nội địa gồm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 (từ 20.10.2021) sẽ thực hiện đón khách du lịch tại chỗ là những người dân Thành phố Đà Nẵng. Giai đoạn 2 (từ tháng 11.2021) sẽ triển khai mô hình “bong bóng du lịch” với một số tỉnh thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh để khai thác và trao đổi nguồn khách. Giai đoạn 3 sẽ là một số hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới theo chỉ thị của Chính phủ cũng như cập nhật hướng dẫn mới của các bộ ngành, địa phương.

Theo thông tin từ đại diện Sở Du lịch Đà Nẵng, để triển khai các phương án đón khách nội địa, dự kiến các hoạt động khôi phục du lịch của thành phố sẽ thực hiện ở 2 cấp độ kiểm soát dịch bệnh: Nguy cơ thấp và Nguy cơ trung bình.

Ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.Đà Nẵng cho biết, hiện Đà Nẵng đang triển khai liên kết du lịch với Quảng Nam, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế và sắp tới sẽ là Quảng Trị. “Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng có thể sớm thống nhất một bộ tiêu chí đón khách chung của vùng và Việt Nam để có thể thuận lợi triển khai trong việc đón du khách” - ông Nguyễn Xuân Bình nhấn mạnh.

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho hay, thời gian tới tỉnh Quảng Nam sẽ xây dựng một số sản phẩm du lịch phù hợp. Và từ nay cho đến cuối năm, sẽ từng bước mở cửa một cách thận trọng theo hướng an toàn, linh hoạt với tình hình mới.

Ông Hà Văn Thắng - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai - nhìn nhận, cũng giống như các địa phương khác, Lào Cai trải qua một thời gian dài ứng phó trước dịch bệnh, ví dụ du lịch tại Sa Pa có sự sụt giảm lớn khi có khoảng 1.300 cơ sở lưu trú, 34 đơn vị lữ hành gần như không có khách. Nếu như năm 2019, Sa Pa đón 5,5 triệu lượt khách, thu hơn 20.000 tỉ đồng thì năm nay dự tính chỉ thu về khoảng 3,8 nghìn tỉ đồng.

Ông Hà Văn Thắng cũng chỉ ra rằng, khi ngành Du lịch nội địa khởi động trở lại sẽ có không ít thử thách phải đối mặt, nhất là vấn đề lực lượng lao động du lịch từ sau khi dịch bùng phát đã chuyển sang làm các ngành nghề khác. Điều này khiến cho nguồn lực lao động thiếu trầm trọng.

Hướng đến du lịch “xanh”

Trao đổi với Lao Động, ông Đặng Thanh Tùng - Giám đốc Cty Neworld Travel - đánh giá, du lịch Việt trải qua nhiều khó khăn lớn suốt gần 2 năm nhưng doanh nghiệp lữ hành vẫn đặt niềm tin, ngành Du lịch nước ta sẽ sớm phục hồi mạnh mẽ ngay khi dịch bệnh được kiểm soát. “Thị trường du lịch nội địa cũng đã bắt đầu nhen nhóm trở lại. Một số công ty đã giới thiệu các tour khởi hành vào tháng 11 và 12.2021. Tôi cho rằng, đây là một tín hiệu đáng mừng” - ông Đặng Thanh Tùng nói.

Ông Tùng cũng cho biết thêm, trước mắt du lịch nội địa sẽ là “cứu cánh” cho ngành du lịch Việt Nam sau quãng thời gian dài giãn cách. Chắc chắn khi các chỉ thị của Chính phủ được nới lỏng, dịch bệnh được kiểm soát và người dân cảm nhận được sự an toàn thì nhu cầu du lịch mới có thể trở lại mạnh mẽ. Điều này sẽ khiến cho thị trường du lịch nội địa có cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết. Nếu không muốn “thua” ở ngay chính sân nhà, các đơn vị lữ hành cần đưa ra những định hướng khác biệt nhằm thu hút du khách bằng các sản phẩm đa dạng và chất lượng về mặt dịch vụ.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Giám đốc Sở Du lịch TPHCM - đặt kỳ vọng, từ năm 2022, du lịch trên địa bàn thành phố sẽ khôi phục hoàn toàn. “Chúng tôi nhận định giai đoạn này nội địa sẽ vẫn là trọng tâm. Đây là chìa khóa cho việc tái hoạt động của ngành du lịch” - bà Nguyễn Thị Ánh Hoa khẳng định.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL - ông Nguyễn Văn Hùng - cũng nhấn mạnh, du lịch nội địa sẽ là định hướng ưu tiên chính và coi đây là cơ sở phát triển trở lại của ngành công nghiệp không khói. Ngoài việc khởi động du lịch theo hướng xanh và an toàn, nhất là tập trung khai thác các sản phẩm du lịch trọn gói hướng đến sự gần gũi của thiên nhiên, văn hóa vùng miền nhằm đáp ứng nhu cầu của từng du khách.

Bộ VHTTDL cũng cam kết đồng hành và có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp lữ hành như giảm tiền ký quỹ, gói tín dụng trong tổng thể chung, xem xét ổn định nguồn nhân lực lao động để không bị đứt gãy…

Theo Thanh Hương/laodong.vn

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/du-lich-viet-hoi-phuc-tu-thi-truong-noi-dia-966141.ldo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm