--> -->
Dòng sự kiện:

Du xuân “quên” mũ bảo hiểm: Cần nâng cao ý thức!

23/01/2023 16:43

Chia sẻ
Đội mũ bảo hiểm là quy định bắt buộc đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe máy điện nhằm hạn chế những hậu quả đáng tiếc do tai nạn giao thông. Tuy nhiên, trong những ngày Tết Nguyên đán Quý Mão, ở một số tuyến đường, các khu dân cư, tình trạng người dân tham gia du xuân nhưng “quên” mũ bảo hiểm vẫn diễn ra.
Những ngôi chùa ở Thủ đô được mở cửa đón khách du Xuân Du xuân ở ngôi chùa cổ gần 2.000 tuổi Thời tiết dịp Tết thuận lợi cho các hoạt động du Xuân

Theo ghi nhận thực tế, trong những ngày đầu xuân, thời tiết tương đối khô ráo, thuận lợi cho việc du xuân nên lượng người và phương tiện tham gia giao thông trên các địa phương ngoại thành gia tăng. Tuy nhiên, đáng lo ngại, một bộ phận người dân khi tham gia giao thông đã vi phạm luật như không đội mũ bảo hiểm, kẹp 2, kẹp 3, lạng lách đánh võng trên đường do tâm lý vui chơi, chủ quan và do sự vắng mặt của Cảnh sát giao thông. Điều này vô tình tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn và mất trật tự an toàn giao thông.

Tại trục đường 21B qua huyện Ứng Hòa; trục đường 6 đoạn qua địa phận quận Hà Đông… xuất hiện hiện tượng người lớn còn chở theo cả trẻ em nhưng cũng không đội mũ bảo hiểm. Điều này không chỉ đe dọa đến tính mạng người tham gia giao thông, mà còn gây bức xúc với những người chấp hành đúng các quy định về an toàn giao thông.

Du xuân “quên” mũ bảo hiểm: Cần nâng cao ý thức!
Hành vi không đội mũ bảo hiểm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu xảy ra va chạm giao thông. Ảnh: Đinh Luyện

Theo tìm hiểu, tại điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã bổ sung vào điểm m Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP các hành vi như: Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ… sẽ bị xử phạt từ 400.000 - 600.000 đồng thay vì mức phạt từ 200.000 - 300.000 như tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Ngoài ra, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng quy định rõ các đối tượng khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm gồm: Người điều khiển mô tô, xe gắn máy; người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện; người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự.

Được biết, 3 trường hợp ngồi sau không đội mũ bảo hiểm sẽ không bị phạt gồm: Chở người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 6 tuổi và áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Rõ ràng, việc tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm là rất đáng lên án và đòi hỏi các ngành chức năng phải sớm có biện pháp xử lý nghiêm nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Hơn hết, bản thân mỗi người cần nâng cao ý thức, chú trọng hơn đến việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, việc làm này sẽ góp phần bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Đinh Luyện

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm