
Những ngôi chùa ở Thủ đô được mở cửa đón khách du Xuân
05/02/2022 21:39
Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Hà Nội Ghé thăm ngôi chùa cổ linh thiêng của Thủ đô Ngắm vẻ đẹp của ngôi chùa cổ hơn 800 năm tuổi ở Thành Nam |
1. Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ (73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm) đã mở cửa từ mùng 2 Tết để quý khách thập phương tới dâng hương, lễ chùa.
Nhà chùa cũng khuyến cáo thời tiết đang rét đậm, rét hại, trời đang mưa phùn, tình hình dịch bệnh phức tạp, nên nếu quý vị phật tử nào không thực sự cần thiết thì có thể thắp hương tại nhà, không cần tới tận chùa. Quý khách tới chùa cần tuân thủ 5K và các biện pháp phòng dịch cần thiết.
Chùa Quán Sứ là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ.
Chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ 20 và trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt.
Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam) cũng đặt ở đây.
Nửa thế kỷ nay, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo Việt Nam. Ngày nay, ngôi chùa thu hút rất nhiều phật tử tới hành hương và cầu bình an, trở thành một chốn hồn thiêng giữa lòng Hà Nội.
2. Chùa Hà
Cũng giống như chùa Quán Sứ, chùa Hà ( 86 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) đã mở cửa đón khách thập phương từ mùng 2 Tết.
![]() |
Những ngày Tết, bên ngoài chùa Hà thoáng đãng, không đông đúc. (Ảnh: Thái Minh) |
Trong những ngày đầu năm mới, nhiều bạn trẻ đã đổ về đây để cầu duyên. Nhiều du khách phản hồi chùa không đông, vẫn đảm bảo giữ khoảng cách và có không gian để vãn cảnh chùa.
Đặc biệt, tại khu vực gần chùa Hà, Đoàn Thanh niên phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) đã tổ chức điểm trông giữ xe miễn phí, hỗ trợ nhân dân trong trông giữ, bảo đảm an ninh trật tự nơi đây.
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên một mảnh đất. Chùa Hà cùng với chùa Duyên Ninh (Ninh Bình) là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở miền Bắc.
Hiện nay, chùa Hà thu hút ngày càng đông khách tham quan du lịch gần xa. Đặc biệt, trai gái Hà Nội hay đến chùa Hà để cầu tình duyên, những ai đang yêu nhau thì đến cầu thành vợ thành chồng, chưa có người yêu thì đến cầu cho chóng có người yêu.
3. Chùa Kim Liên
Cùng với chùa Một Cột, tháp Phổ Minh..., chùa Kim Liên (phố Từ Hoa, phường Quảng An, quận Tây Hồ) được coi là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam.
Phong cách kiến trúc của chùa Kim Liên, có lẽ do ảnh hưởng từ nguồn cội là một vị trí cung điện và thờ một tôn thất nhà Lý nên đượm dáng vẻ cung đình.
Từ xa nhìn lại tam quan của chùa Kim Liên toát lên một vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh với kiến trúc gỗ độc đáo: Một hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong.
Đôi cột cái ở giữa to cao nâng dải mái vươn lên tạo thành cổng lớn, cao rộng hơn hai cổng hai bên. Kiến trúc tam quan của chùa còn có những bức chạm nổi trên mặt gỗ với hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển.
Chùa Kim Liên đã mở cửa đón khách từ mùng 1 Tết. Khách đến chùa vãn cảnh không đông đúc, đảm bảo giữ khoảng cách và tuân thủ 5K.
![]() |
Chùa Trấn Quốc yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang và hạn chế tập trung đông người khi đến chùa. (Ảnh: Phạm Thu Trang) |
4. Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc (cuối đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) nằm trên hòn đảo duy nhất của hồ nước ngọt lớn nhất Hà Nội - hồ Tây, là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và là ngôi chùa cổ nhất của Thăng Long - Hà Nội với hơn 1.500 năm tuổi.
Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang.
Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, ngày nay, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
Chùa Trấn Quốc vẫn mở cửa sáng mùng 1 Tết. Nhà chùa yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang và hạn chế tập trung đông người khi đến chùa.
Hiện nay, tuỳ theo cấp độ dịch tại từng phường mà các địa phương sẽ quyết định việc đóng hay mở cửa các cơ sở thờ tự, khu di tích để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

"Cây đại thụ" văn hóa Hữu Ngọc qua đời ở tuổi 107

Lễ chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ bắt đầu từ 14 giờ ngày 6/5

Phim tài liệu đặc biệt về "Hành trình thống nhất"

Chuyện về những nhân chứng lịch sử qua tranh cổ động

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
